Vi khuẩn HP dạ dày xâm nhập gây ra những triệu chứng gì?
Vi khuẩn Hp là gì, lây nhiễm như thế nào, vi khuẩn Hp có nguy hiểm không… và hàng loạt câu hỏi khác về vi khuẩn Hp sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Nội dung chính
- Vi khuẩn HP dạ dày là gì?
- Vi khuẩn HP sống được bao lâu?
- Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
- Phán đoán nhiễm vi khuẩn hp dạ dày thì khi nào nên đi gặp bác sỹ?
- Nên làm gì khi xét nghiệm Hp cho kết quả vi khuẩn Hp dương tính?
- Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?
- Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp?
- Vi khuẩn Hp dạ dày có nguy hiểm không và biến chứng là gì?
- Cách điều trị cho người nhiễm khuẩn HP
Vi khuẩn HP dạ dày là gì?
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) một loại vi khuẩn thường phát triển trong đường tiêu hóa con người và có xu hướng tấn công lớp lót dạ dày.
Khuẩn HP thích nghi tốt với môi trường axit bên trong dạ dày. Hình dạng xoắn ốc cho phép chúng dễ dàng xâm nhập lớp lót dạ dày nơi được bảo vệ bởi chất nhầy và các tế bào miễn dịch của cơ thể mà không bị hủy hoại, gây nên các vấn đề về dạ dày.
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay Hp) xảy ra khi loại vi khuẩn này lây nhiễm vào trong dạ dày, thông thường ở thời trẻ. Vi khuẩn Hp là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…
Có tới 50% dân số thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% người bị viêm loét dạ dày tá tràng, 1-3% bị ung thư dạ dày.
Vi khuẩn HP sống được bao lâu?
Theo nhận định của chuyên gia, môi trường sống quyết định rất nhiều đến tuổi thọ của vi khuẩn Hp.
– Trong cơ thể người: Vi khuẩn Hp phát triển ở niêm mạc dạ dày và không tự chết đi. Vi khuẩn Hp chỉ chết đi khi chúng ta áp dụng pháp đồ điều trị (phổ biến nhất là dùng kháng sinh).Vì thế, nếu muốn tiêu diệt vi khuẩn Hp, chúng ta cần tuân thủ nghiêm ngặt pháp đồ điều trị.
Khi vi khuẩn Hp thoát ra ngoài cơ thể thông qua nước bọt hoặc phân, chúng sẽ tồn tại trong 1 khoảng thời gian nhất định. Cụ thể như sau:
– Môi trường đất và nước: Thông thường, vi khuẩn Hp sẽ tồn tại vài giờ, trừ khi ở dạng cầu thì chúng có thể sống khoảng 1 năm. Vi khuẩn Hp sẽ chết trong nước sôi (100 độ C).
– Môi trường không khí: Vi khuẩn Hp sẽ sống từ 60 phút đến 4 tiếng tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm.
Vì vi khuẩn Hp có thể tồn tại bên ngoài rất lâu, nên chúng ta cần ăn chú ý ăn chín uống sôi để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp từ môi trường bên ngoài vào cơ thể.
Triệu chứng khi nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
Triệu chứng ở người bình thường
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày, bởi vì loại nhiễm khuẩn này không có triệu chứng gì đặc trưng. Một số người có sức đề kháng cao sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi ảnh hưởng của loại vi khuẩn này.
Tuy nhiên vẫn có thể căn cứ vào một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp:
– Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
– Đau bụng tăng lên khi đói.
– Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
– Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
– Chán ăn, biếng ăn
– Ợ nhiều
– Đầy bụng
– Sút cân, thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày ở trẻ em
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày ở trẻ em có thể khác với người lớn ở một số điểm sau đây:
– Trẻ đau vùng bụng quanh rốn hoặc vùng thượng vị nhưng không bị ợ chua như người lớn.
– Một số trường hợp trẻ chẳng có dấu hiệu nào ngoài việc ốm yếu, gầy gò, xanh xao và thiếu máu.
– Hiếm khi trẻ ói ra máu nhưng trẻ có thể nôn ói nặng hoặc tiêu chảy kèm máu tươi/ màu đen.
Có thể xuất hiện trường hợp vi khuẩn Hp gây hôi miệng
Tại sao vi khuẩn Hp gây hôi miệng? Thực tế, vi khuẩn Hp có thể trú ngụ trong khoang miệng cùng với hàng trăm loại vi khuẩn khác. Lúc này, vi khuẩn Hp sẽ tác động làm sinh ra khí sunfua, dimetin sunfua hay metin mecaptan. Và những loại khí thường có mùi hôi thối.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là những người bị hôi miệng thì dương tính với vi khuẩn Hp dạ dày.
Phán đoán nhiễm vi khuẩn hp dạ dày thì khi nào nên đi gặp bác sỹ?
Gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào tồn tại dai dẳng như:
– Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
– Khó nuốt.
– Phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
– Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.
Nên làm gì khi xét nghiệm Hp cho kết quả vi khuẩn Hp dương tính?
Khi phát hiện vi khuẩn Hp dương tính có nghĩa là trong dạ dày đã có vi khuẩn Hp. Sau khi có được kết quả xét nghiệm này, rất nhiều người cảm thấy hoang mang và không biết làm gì tiếp theo. Vậy thì tốt nhất bạn hãy thực hiện đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.
Để điều trị viêm dạ dày Hp, chúng ta cần loại bỏ vi khuẩn Hp ra khỏi cơ thể. Vì chủng vi khuẩn Hp rất cứng đầu nên bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình thuốc với ít nhất 2 loại kháng sinh.
Sau khi uống 1 liệu trình thuốc (khoảng 10 – 14 ngày), bạn cần dừng uống và lập tức đến cơ sở y tế để kiểm tra xem vi khuẩn Hp trong dạ dày đã hết chưa. Nếu vi khuẩn Hp đã hết thì chúng ta có thể yên tâm là bệnh đã khỏi.
Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?
Dưới đây là 4 con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến nhất:
– Đường Miệng – Miệng: Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong cao răng, nước bọt và khoang miệng của người bệnh nên chúng có thể lây từ người này sang người khác qua đường miệng (dùng chung đồ vệ sinh răng miệng, bát đũa, muỗng, hôn, bố mẹ nhai mớm cơm cho con…)
– Đường Phân – Miệng: Vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh. Vì thế, sau khi đi vệ sinh người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm cho người khác.
– Đường Dạ dày – Miệng: Người bệnh có vi khuẩn Hp trong dạ dày khi bị ợ chua hoặc trào ngược có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.
– Đường Dạ dày – Dạ dày: Lây nhiễm Hp xảy ra khi người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế sau đó đầu dò không được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ.
Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp?
Chúng ta có thể phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Hp bằng cách làm gián đoạn con đường lây nhiễm của chúng.
– Giữ vệ sinh: Trước khi ăn, chúng ta cần rửa tay sạch để tránh vi khuẩn từ bàn tay xâm nhập qua đường ăn uống.
– Ăn chín uống sôi: Vi khuẩn Hp chỉ sống được trong thực phẩm tươi hoặc ôi thiu. Vì thế, làm chín thức ăn, nước uống là cách tiêu diệt vi khuẩn trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
– Hạn chế tiếp xúc gần với người đang nhiễm Hp: Khi trong gia đình có người dương tính vi khuẩn Hp bạn nên chú ý sử dụng đồ vệ sinh cá nhân riêng, không ăn chung uống chung, không tiếp xúc đường miệng, không nhai mớm cơm…
Vi khuẩn Hp dạ dày có nguy hiểm không và biến chứng là gì?
Đối với người trưởng thành
Ở mức độ nhẹ nhất, vi khuẩn Hp cũng gây ra tổn thương cho dạ dày như loét dạ dày. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn Hp còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm mà người bệnh nên chú ý:
– Xuất huyết dạ dày: có thể xảy ra khi một vết loét ở dạ dày bị vỡ, thường liên quan đến sự thiếu sắt ở trong máu.
– Thủng dạ dày: có thể xảy ra khi một vết loét vỡ ra tạo thành một vết thủng ở thành dạ dày.
– Viêm phúc mạc: là sự nhiễm trùng phúc mạc hay còn gọi là lớp lót của khoang bụng
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người nhiễm khuẩn HP tăng khả năng ung thư dạ dày. Nhiễm trùng là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư, trong khi người nhiễm vi khuẩn HP khó có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Vì thế, phát hiện sớm và điều trị vi khuẩn Hp theo phác đồ của bác sĩ là điều mà chúng ta nên làm.
Trẻ bị nhiễm Hp có nguy hiểm không?
Thông thường khuẩn HP dạ dày làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét kéo dài rồi dẫn đến ung thư. Thế nhưng, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày ở trẻ em, nếu có thì chỉ khi trẻ trưởng thành. Chính vì thế vi khuẩn Hp được xem là không quá nguy hiểm với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng phải chữa trị dứt điểm để tránh tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến hệ tiêu hóa trẻ bị yếu đi.
Vi khuẩn Hp “tàn phá” dạ dày của chị em phụ nữ như thế nào?
Chị em phụ nữ thường rất thích ăn đồ ăn vặt ở lề đường mà quên mất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này rất dễ khiến chị em bị nhiễm vi khuẩn Hp. Mặc dù không phải ai mắc phải loại vi khuẩn Hp cũng bị đau dạ dày, nhưng ở những chị em phụ nữ bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng thành viêm loét dạ dày tá tràng (chiếm khoảng 6% số người có vi khuẩn HP) và ung thư dạ dày (chiếm khoảng 1% số người có Hp).
Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn Hp mà chị em vô tình “nạp” vào cơ thể hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày lên gấp 6 lần so với những người không nhiễm khuẩn Hp. Vì vậy, chị em cần chú ý phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa sự xâm nhiễm của vi khuẩn Hp để phòng tránh được các nguy cơ về dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.
Cách điều trị cho người nhiễm khuẩn HP
Người nhiễm vi khuẩn Hp cần được điều trị kết hợp bằng 2 loại thuốc là thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton PPI. Việc điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào lịch sử bệnh lý hoặc sự dị ứng với trong các thành phần của thuốc để tránh gây tác dụng phụ. Người bệnh nên đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Ngoài ra, duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống 1 cách hợp lý cũng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan. Hạn chế đồ ăn cay, bia rượu và thuốc lá là quan trọng để không làm tồi tệ thêm các vết loét dạ dày.
Để giảm các triệu chứng gây ra của viêm loét dạ dày nên thực hiện việc ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, không nên ăn đồ mặn, không thức khuya, giảm stress do công việc cũng như cuộc sống riêng, năng tập thể dục, yoga, thiền để có tâm trạng thư thái, ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp niêm mạc dạ dày kịp thời phục hồi.
Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ở Việt Nam các chuyên gia khuyên nội soi 1 lần trong năm.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm loét dạ dày, đau dạ dày có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để đẩy lùi các triệu chứng đau, nóng rát thượng vị, ợ nhiều, buồn nôn,… bởi Yumangel có khả năng trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày rất phù hợp với các đối tượng mắc các bệnh dạ dày hoặc những người thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Để được dược sĩ tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước).