Bệnh viêm dạ dày mạn tính là gì? Chữa được không? Cách trị viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mạn tính thường gây ra các triệu chứng rất khó chịu như đau bụng âm ỉ, nôn, buồn nôn, đầy bụng… và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bởi vậy, hãy theo dõi bài viết để có được những thông tin chính xác về bệnh, giúp phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp nhé!
Nội dung chính
I – Viêm dạ dày mạn tính là gì? Thông tin về bệnh viêm dạ dày mãn tính
1. Viêm dạ dày mạn tính bệnh học
Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng viêm dạ dày kinh niên, xảy ra khi lớp niêm mạc bị viêm trong thời gian dài.
Không giống như viêm dạ dày cấp tính, cơn đau thường đến bất ngờ, dữ dội và cũng kết thúc nhanh. Đau dạ dày mạn tính thường kéo dài âm ỉ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Theo thống kê, có tới một nửa dân số trên thế giới bị viêm dạ dày mạn tính, tỷ lệ này cao hơn ở Việt Nam. Bệnh thường gặp ở người lớn, nhưng tình trạng viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em hiện cũng đang diễn ra rất phức tạp.
2. Phân loại viêm dạ dày mạn tính
Chúng ta có thể chia viêm dạ dày mạn tính thành các nhóm theo nguyên nhân gây ra bệnh như:
– Viêm dạ dày cấp độ A: Thường xuất phát do hệ miễn dịch chủ động tấn công tế bào dạ dày. Ngoài ra, cũng có thể do thiếu vitamin và máu.
– Viêm dạ dày mạn tính cấp độ B: Viêm dạ dày mạn tính loại B hay còn gọi là viêm dạ dày mãn tính Hp+ là tình trạng viêm dạ dày mạn tính phổ biến nhất hiện nay, có nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Hp.
Có 4 nhóm nguyên nhân chính gây ra viêm dạ dày mạn tính.
– Viêm dạ dày mạn tính cấp độ C: Nguyên nhân chính là do lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc kháng viêm không chứa steroid như aspirin và ibuprofen.
– Viêm dạ dày cấp khác: Ngoài các nguyên nhân chính gây viêm dạ dày mạn tính đã kể ở trên, bệnh có thể bắt nguồn từ những căng thẳng, stress mà bệnh nhân đã phải chịu đựng quá lâu hoặc do rối loạn nội tiết, dị ứng, di truyền…
3. Bệnh viêm dạ dày mãn tính triệu chứng
Nếu như đau dạ dày cấp tính biểu hiện dữ dội, dễ nhận biết thì dấu hiệu viêm dạ dày mãn tính lại khá nhẹ nhàng, nhưng âm ỉ trong thời gian rất dài, không dứt.
Các biểu hiện viêm dạ dày mãn tính phổ biến nhất có thể kể đến là: Đau vùng thượng vị, có thể đau âm ỉ ra cả sau lưng, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn, sụt cân, chán ăn…
Viêm dạ dày mãn tính chuyển nặng sẽ có các triệu chứng điển hình hơn như:
– Cơn đau kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày
– Tim đập nhanh
– Có thể nôn ra máu, đại tiện có màu đen
– Khó thở và khó nuốt thức ăn
Ngay lúc này, bạn cần đến các bệnh viện uy tín để các bác sĩ sử dụng các phương pháp y tế như xét nghiệm tìm vi khuẩn gây bệnh, xét nghiệm công thức máu để tìm thiếu máu, nội soi viêm dạ dày mãn tính để quan sát hình ảnh viêm dạ dày mãn tính của bạn và đặt các câu hỏi liên quan. Từ đó, bác sĩ sẽ sớm giúp bạn tìm ra phác đồ điều trị viêm dạ dày mạn tính phù hợp nhất.
II – Viêm dạ dày mạn tính có nguy hiểm không?
Được biết, viêm dạ dày mạn tính là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bởi vì, khi không kiểm soát tốt, bệnh rất dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
1. Chảy máu dạ dày
Chảy máu dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu vì đã chịu tổn thương quá nhiều. Điều này dẫn đến biểu hiện nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
Chảy máu dạ dày còn nguy hiểm hơn khi bệnh có nguyên nhân từ vi khuẩn Hp. Vi khuẩn Hp sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất dịch dạ dày, làm cho nồng độ axit tăng lên, giảm khả năng làm lành ổ viêm.
2. Thủng dạ dày
Thủng dạ dày là hệ quả trực tiếp của loét dạ dày. Khi bị thủng dạ dày, các triệu chứng nguy hiểm điển hình sau đây sẽ xuất hiện:
– Đau thượng vị một cách dữ dội, thậm chí có thể so sánh cảm giác đau với những nhát dao đâm.
– Hít thở gặp khó khăn vì mỗi nhịp thở đều cảm thấy đau.
– Cơ bụng bị căng cứng.
– Mặt mũi tái xanh.
– Tụt huyết áp
– Tứ chi lạnh ngắt và toát nhiều mồ hôi.
Thủng dạ dày đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì thế, những người có tiền sử viêm dạ dày mạn tính mà xuất hiện các triệu chứng trên thì cần đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức.
Viêm dạ dày mạn tính dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Viêm dạ dày mãn tính chuyển sản ruột
Viêm teo dạ dày phát triển khi tế bào viền của dạ dày bị viêm kéo dài, khoảng vài năm.
Còn viêm dạ dày mãn tính dị sản ruột là giai đoạn nặng hơn của viêm teo dạ dày. Khi niêm mạc dạ dày bị teo nặng sẽ không còn khả năng tiết axit, làm pH trong dạ dày tăng lên, khiến cho niêm mạc ruột phát triển không bình thường ở dạ dày (dị sản ruột).
Viêm dạ dày mãn tính kèm chuyển sản ruột khiến bệnh tiến gần đến ung thư dạ dày. Thật nguy hiểm, khi niêm mạc dạ dày tiến triển đến dị sản ruột sẽ không còn cơ hội bình phục nữa.
Vì thế, khi bị dị sản ruột, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm ung thư.
4. Ung thư dạ dày
Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm dạ dày mạn tính chính là ung thư dạ dày. Các triệu chứng điển hình của ung thư dạ dày là:
– Đau bụng dữ dội, đôi khi có cảm giác như dao đâm vào bụng
– Chán ăn, đầy hơi, chướng bụng
– Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
– Khó nuốt
– Nôn ra máu, đi đại tiện có màu đen
– Dễ bị ngất xỉu
– Sút cân đột ngột, cơ thể suy nhược mệt mỏi
III – Viêm dạ dày mãn tính có chữa được không?
Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính thường rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Đặc biệt là khi viêm dạ dày mạn tính do vi khuẩn Hp, vì vi khuẩn Hp có khả năng kháng thuốc rất cao, nên bệnh có thể phát đi phát lại. Bởi vậy, khi đã điều trị khỏi, bệnh nhân cần đi khám lại thường xuyên, phòng ngừa tái nhiễm.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không có cách chữa bệnh viêm dạ dày mãn tính dứt điểm. Vì thế, bệnh nhân hãy tuân theo cách điều trị viêm dạ dày mãn tính do bác sĩ chỉ dẫn, thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh.
IV – Cách điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mạn tính vừa và nhẹ sẽ dễ điều trị hơn. Vì thế, ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, bạn nên đi khám sớm để được bác sĩ hướng dẫn cách trị viêm dạ dày mãn tính, giúp bệnh sớm phục hồi dứt điểm.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị viêm dạ dày mãn tính dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, có các nhóm thuốc trị viêm dạ dày mãn tính có thể được chỉ định là:
– Thuốc trung hòa axit dạ dày
– Thuốc kháng H2
– Thuốc ức chế bơm proton
– Thuốc diệt virus Hp
V – Chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính
Để chăm sóc tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính, chế độ ăn uống và sinh hoạt là 2 thứ mà chúng ta nên quan tâm nhiều nhất.
1. Viêm dạ dày mạn tính nên ăn gì?
– Ăn nhiều trái cây và rau vì đây là thực phẩm dễ tiêu, ít gây áp lực lên dạ dày.
– Sử dụng sữa chua ở mức độ phù hợp vì chứa nhiều lợi khuẩn probiotics
– Thịt nạc như thịt gà, gà tây và cá;
– Thực vật chứa protein như đậu nành, đậu hũ
Người bị viêm dạ dày mạn tính nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bên cạnh đó, người bị viêm dạ dày nên kiêng:
– Đồ uống chứa cồn và chứa chất kích thích
– Đồ chế biến sẵn, thịt đỏ, thịt hun khói…
– Thực phẩm cứng như cháy, sụn, ổi…
– Đồ ăn chứa nhiều muối và nhiều chất béo.
2. Chế độ sinh hoạt cho người viêm dạ dày mạn tính
– Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, không ăn quá no hoặc quá đói
– Hạn chế thức khuya, căng thẳng, stress
– Không vận động hoặc làm việc sau khi ăn
– Không hút thuốc lá, không uống rượu bia
– Không lạm dụng thuốc giảm đau
– Ăn chín uống sôi
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn Hp
3. Có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Thuốc dạ dày chữ Y nằm trong nhóm thuốc kháng acid với tác dụng trung hòa lượng acid dạ dày ở mức cân bằng. Bên cạnh đó, với dạng hỗn dịch, khi đi vào cơ thể sẽ tạo thành lớp màng bao phủ, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác động tiêu cực.
Vì thế, bạn có thể sử dụng thêm thuốc bao tử chữ Y – Yumangel để hỗ trợ điều trị triệu chứng trong quá trình điều trị bệnh.
Yumangel có thể hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mạn tính.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về bệnh viêm dạ dày mạn tính, hãy liên hệ ngay tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel tư vấn trực tiếp nhé!