Viêm đau dạ dày cấp tính là gì? Viêm dạ dày cấp nên ăn và kiêng gì?
Viêm dạ dày cấp nên ăn gì và không nên ăn gì để niêm mạc dạ dày không bị ảnh hưởng và tốc độ hồi phục bệnh tăng lên? Những triệu chứng và cách điều trị bệnh này là gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết và phân tích kỹ càng ngay trong bài viết này. Hãy khám phá ngay bạn nhé!
Nội dung chính
I – Tổng quan về bệnh viêm dạ dày cấp bệnh học
Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu các thông tin cơ bản của bệnh như Đau dạ dày cấp tính là gì, dấu hiệu đau dạ dày cấp, bệnh có nguy hiểm không…?
1. Đau dạ dày cấp là gì?
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều người nói: “Tôi bị bệnh đau dạ dày cấp tính”, nhưng thực chất đau dạ dày chỉ là một biểu hiện của bệnh viêm dạ dày cấp tính.
Viêm dạ dày cấp được hiểu là phản ứng viêm, nó chỉ hạn chế ở niêm mạc, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh chóng do tác dụng của nhiều tác nhân độc hại hoặc nhiễm khuẩn ở niêm mạc dạ dày.
Đau da dày cấp là gì? Đau dạ dày cấp thường kéo đến rất bất chợt và thất thường.
Cơn đau do viêm dạ dày cấp tính sẽ ập đến bất chợt, không kéo dài quá lâu. Tuy nhiên, nếu người bệnh không đi khám và không tuân theo phác đồ điều trị đau dạ dày cấp của bác sĩ để điều trị dứt điểm, bệnh có tái phát liên tục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
2. Viêm dạ dày cấp triệu chứng như thế nào?
Viêm dạ dày cấp khác viêm dạ dày mạn tính chủ yếu là cách khởi phát cơn đau. Viêm dạ dày cấp tính thường khởi phát đột ngột và thoái lui cũng rất nhanh.
Trong khi đó, viêm dạ dày mạn tính là cấp độ nặng hơn của viêm dạ dày cấp tính, thường diễn ra một cách từ từ, âm ỉ.
Cụ thể hơn, viêm dạ dày cấp triệu chứng phổ biến là:
– Ban đầu, người bệnh cảm thấy đau dữ dội và nóng rát vùng thượng vị.
– Triệu chứng đau dạ dày cấp tính quặn từng cơn. Cơn đau từ thượng vị có thể lan rộng ra khắp bụng và sau lưng.
– Thông thường, triệu chứng đau dạ dày cấp tính sẽ xuất hiện sau bữa ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Bởi vì, thức ăn khi xuống dạ dày sẽ cọ xát vào vết viêm trên niêm mạc, gây ra cơn đau.
– Bệnh nhân có thể sẽ buồn nôn hoặc nôn hết thức ăn đã nạp vào trước đó.
– Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng không phổ biến như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, đi phân lỏng, mất cảm giác ngon miệng…
3. Bệnh viêm dạ dày cấp tính có nguy hiểm không?
Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh này là những cơn đau, triệu chứng này khiến cho không ít người bệnh lo lắng về việc đau dạ dày cấp có nguy hiểm không?
Ban đầu, tính chất của viêm dạ dày cấp không quá nghiêm trọng. Cơn đau thỉnh thoảng mới xuất hiện và việc điều trị viêm dạ dày cấp tính cũng không quá khó.
Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan, khi bị viêm dạ dày cấp điều trị không dứt điểm, khiến bệnh tiến triển thành viêm dạ dày mạn tính, khó điều trị hơn.
Thật tệ, viêm dạ dày mạn tính nếu tiếp tục không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Như vậy bệnh viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình điều trị của bạn. Ngay khi có các dấu hiệu đau dạ dày cấp, việc tốt nhất là đến gặp bác sĩ có chuyên môn thăm khám, để được kê đơn thuốc điều trị viêm dạ dày cấp phù hợp.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng dành cho người đau dạ dày cấp cũng quan trọng. Nếu bạn biết rõ viêm dạ dày cấp tính nên ăn gì và không nên ăn gì thì dạ dày sẽ giảm ảnh hưởng có hại và hồi phục nhanh hơn. Vậy nên hãy chú ý chế độ dinh dưỡng nhiều hơn nếu bạn đang bị đau dạ dày cấp tính nhé!
II – Viêm dạ dày cấp nên ăn gì và kiêng ăn gi?
1. Đau dạ dày cấp nên ăn gì?
Với câu hỏi: “viêm dạ dày cấp ăn gì” chúng tôi xin gợi ý đến bạn các nhóm thực phẩm điển hình dưới đây:
– Thực phẩm mềm như cháo, súp vì chúng ít gây ma sát lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm dễ tiêu, nên không gây áp lực tiêu hóa lên dạ dày.
– Cá: Trong cá chứa nhiều omega 3 và protein dễ tan, giúp giảm áp lực lên dạ dày và tạo điều kiện để dạ dày phục hồi tốt hơn.
– Sữa chua: Hàm lượng axit tự nhiên trong sữa chua không quá cao. Hơn nữa, có rất nhiều lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa tồn tại trong sữa chua. Vì thế, bạn có thể sử dụng sữa chua với hàm lượng điều độ mỗi ngày để thúc đẩy bệnh viêm dạ dày cấp phục hồi.
Cháo rất tốt cho người bị đau dạ dày cấp.
– Chất xơ: Các loại rau củ, trái cây có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày và giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
– Các loại trái cây có chứa nhiều vitamin B và E: Vì các loại trái cây này sẽ kích thích các vết thương trên niêm mạc dạ dày bình phục nhanh hơn.
Vậy là, chúng ta đã biết rõ đau dạ dày cấp ăn gì rồi, bây giờ hãy xem viêm dạ dày cấp kiêng ăn gì nhé!
2. Viêm dạ dày cấp kiêng ăn gì?
Một số thực phẩm không tốt cho người bị đau dạ dày có thể kể đến là:
– Đồ ăn cứng như sụn, ổi, cơm cháy…: Sự cọ sát của các thực phẩm này lên niêm mạc dạ dày sẽ làm các vết loét lan rộng ra và khó hồi phục hơn.
– Đồ ăn chiên xào, chứa nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm chiên xào rất khó tiêu, gây áp lực lớn lên dạ dày.
– Đồ uống có gas, cồn, các loại gia vị chua, cay nóng rất dễ khiến dạ dày bị kích ứng.
Viêm dạ dày cấp không nên ăn gì? Cà phê không tốt cho người bị đau dạ dày cấp.
III – Đau dạ dày cấp nên làm gì? Cách điều trị viêm dạ dày cấp an toàn
1. Mẹo chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà
Khi bạn đang sử dụng thuốc viêm dạ dày cấp theo đơn của bác sĩ, cơn đau dạ dày vẫn có thể kéo đến làm phiền. Để cắt cơn đau dạ dày cấp tốc, bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản và an toàn sau đây:
– Chườm nóng: Hơi nóng sẽ giúp lưu thông máu trên da, giảm căng cơ, cải thiện lượng máu đến bụng nên giảm đau tốt. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho nước nóng vừa đủ vào chai thủy tinh, rồi lăn ở vùng bụng bị đau.
– Chườm muối: Tương tự như chườm nóng, chườm muối cũng giúp giảm đau dạ dày cấp tốc. Bạn chỉ cần lấy một chút muối rang lên, sau đó đùm trong một chiếc khăn rồi chườm lên bụng.
– Uống trà gừng: Bạn lấy vài lát gừng tươi, hãm trong nước nóng khoảng 15 phút rồi uống khi còn ấm.
– Ăn bánh mì khô hoặc bánh quy để hút bớt dịch dạ dày, ngăn cho axit tấn công các vết viêm trên niêm mạc dạ dày.
3. Viêm dạ dày cấp uống thuốc gì? Thuốc viêm dạ dày cấp
Cách điều trị viêm dạ dày cấp tốt nhất đó là bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị y tế để kiểm tra mức độ tổn thương của dạ dày và đặt một vài câu hỏi để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp bạn biết viêm dạ dày cấp uống thuốc gì.
Thông thường, khi được chỉ định sử dụng thuốc Tây, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng giảm xuống chỉ sau 1 – 2 lần uống. Nhưng cần lưu ý một chút, thuốc Tây có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
Vì vậy, bệnh nhân, đặc biệt là người già, trẻ em dưới 8 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú,… rất cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Các nhóm thuốc chính bác sĩ có thể kê cho người bị bệnh đau dạ dày cấp tính là:
– Thuốc trung hòa axit và thuốc giảm tiết axit trong dạ dày.
– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
– Thuốc kháng sinh/ thuốc ức chế virus.
3. Giảm đau dạ dày cấp tốc với Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm dạ dày như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn… bởi vì thuốc chữ Y có khả năng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa axit trong dạ dày.
Người bệnh có thể uống thuốc chữ Y ngay khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu của viêm dạ dày. Sau 5 – 10 phút các triệu chứng sẽ giảm xuống. Nếu không thấy triệu chứng thuyên giảm, người bệnh có thể sử dụng thêm 1 gói thuốc chữ Y nữa.
Thuốc dạ dày chữ Y giúp giảm nhanh các triệu chứng của đau dạ dày.
Trên đây, bài viết đã giúp bạn tìm hiểu bệnh viêm dạ dày cấp tính. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn tìm được giải pháp đúng đắn để sớm điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày cấp tính, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.