Bệnh viêm dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhân biết và cách chữa trị
Ngày nay, viêm dạ dày đã trở thành bệnh lý phổ biến ở người Việt Nam. Người bệnh thường chỉ nghi ngờ và đi khám bệnh khi xuất hiện các cơn đau vùng thượng vị mà bỏ qua những dấu hiệu nhỏ khác.
Việc xác định bệnh đúng lúc đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh dứt điểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin rất cần thiết về bệnh lý này. Hãy cùng theo dõi cụ thể bên dưới nhé.
Nội dung chính
- I – Viêm dạ dày là gì? Có bao nhiêu loại?
- II – Viêm dạ dày biểu hiện như thế nào?
- III – Bệnh viêm dạ dày nguyên nhân do đâu?
- IV – Bị viêm dạ dày uống thuốc gì?
- IV – Bệnh viêm dạ dày và những câu hỏi thường gặp
- #1. Viêm dạ dày bao lâu thì khỏi?
- #2. Viêm dạ dày có gây khó thở không?
- #3. Viêm dạ dày có gây sốt không?
- #4. Viêm dạ dày uống sữa được không?
- #5. Viêm dạ dày khi mang thai phải làm sao?
- #6. Viêm dạ dày uống nước cam được không?
- #7. Viêm dạ dày uống nghệ được không?
- #9. Có nên sử dụng thuốc đông y trị viêm dạ dày?
- #10. Viêm dạ dày tá tràng k29 là gì? Có phải liên quan đến ung thư hay không?
I – Viêm dạ dày là gì? Có bao nhiêu loại?
1. Bệnh viêm dạ dày là gì?
Viêm dạ dày là như thế nào? Đây thuật ngữ chỉ tình trạng viêm của lớp niêm mạc dạ dày. Lớp niêm mạc này có thể bị xung huyết, có vết loét, vết trợt, hay bị đau do acid và pepsin kích thích.
Tùy vào vị trí viêm hoặc vết loét mà bệnh có tên gọi khác nhau: Viêm dạ dày, viêm bờ cong nhỏ, loét bờ cong nhỏ, viêm hang vị, viêm tâm vị, loét hang vị, loét tiền môn vị…
Viêm dạ dày là bệnh gì? Có bao nhiêu loại viêm dạ dày khác nhau.
Khi mắc bệnh, người bệnh thường lo lắng với câu hỏi: Viêm dạ dày có sao không? Thực tế, viêm dạ dày không gây nguy hiểm và có thể chuyển biến tích cực sau một thời gian điều trị đúng cách.
Nhưng bệnh cũng có thể chuyển biến nặng hơn và biến chứng thành ung thư dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa nếu người bệnh không nghiêm túc điều trị.
2. Phân loại viêm dạ dày bệnh học
Viêm dạ dày có thể phân thành hai loại phổ biến là viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn tính. Ngoài ra, còn có viêm dạ dày thể đặc hiệu.
❶ Viêm dạ dày cấp
Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm, sưng ở lớp niêm mạc dạ dày xảy ra đột ngột. Cơn đau thường dữ dội nhưng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Một số dạng viêm dạ dày cấp thường gặp như sau:
– Viêm loét dạ dày: Xảy ra khi dạ dày bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ăn phải chất kích ứng.
– Viêm dạ dày thể ăn mòn: Là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị biến đổi trầm trọng do một chất kích ứng nào đó liên tiếp tác động đến. Lúc đầu có thể gây phù nề, sau đó là hoại tử tại chỗ.
Viêm dạ dày thể xuất huyết: Là tình trạng niêm mạc dạ dày bị xuất huyết do bị ăn mòn hoặc bị xước gây ra. Nguyên nhân thường do các yếu tố ngoại sinh như rượu hay thuốc kháng viêm không steroid… Người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm dạ dày thể nhiễm khuẩn: Là tình trạng dạ dày bị nhiễm khuẩn, gây viêm tấy, làm mưng mủ vách niêm mạc dạ dày và thành dạ dày. Bệnh có thể gây hậu quả thủng hoặc viêm phúc mạc.
❷ Viêm dạ dày mãn tính
Viêm dạ dày mạn tính (mãn tính) xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm nhiều lần và xảy ra thường xuyên trong một thời gian dài. Khi đó, lớp niêm mạc dạ dày này bị thay đổi và mất đi khả năng bảo vệ dạ dày.
Vị trí của thân vị và hang vị dạ dày.
Tình trạng viêm dạ dày lâu năm từ khi xuất hiện mầm bệnh đến khi bệnh phát hiện có thể rất lâu và gây ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, viêm quanh dạ dày tá tràng, viêm túi mật mạn, viêm tuỵ mạn, thiếu máu do thiếu B12, loét dạ dày… Trong đó biến chứng loét dạ dày là biến chứng thường gặp của viêm dạ dày vùng hang vị.
Viêm dạ dày mãn tính chia thành hai loại: Viêm dạ dày mạn vùng thân vị và viêm dạ dày mạn vùng hang vị.
❸ Viêm dạ dày thể đặc hiệu
Đặc hiệu ở đây có thể hiểu là đặc biệt và hiếm gặp hơn. Viêm dạ dày thể đặc hiệu này có một số loại như sau:
– Viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan: Là tình trạng bạch cầu ái toan thâm nhiễm vào thành dạ dày và ruột non, thường đi kèm với sự tăng lên của bạch cầu ái toan trong máu.
– Viêm dạ dày dạng thủy đậu hay còn gọi là viêm dạ dày dạng nốt là gì? Là tình trạng niêm mạc có các nốt trông như hình lỗ rốn hoặc bầu giác, các nốt này thường bị loét ở đỉnh.
Ngoài ra còn có một số dạng khác như viêm dạ dày u hạt, lao dạ dày, bệnh crohn, viêm dạ dày thể giả u lympho, bệnh viêm dạ dày niêm mạc khổng lồ (bệnh Ménétrier).
Vậy nguyên nhân gây viêm dạ dày do đâu, biểu hiện như thế nào, chữa trị ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu viêm dạ dày bệnh học qua các phần dưới đây.
II – Viêm dạ dày biểu hiện như thế nào?
Triệu chứng viêm dạ dày như thế nào? Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở người bị viêm dạ dày:
– Đầy hơi, chướng bụng.
– Ợ hơi.
– Chán ăn
– Buồn nôn và nôn
– Tiêu chảy
– Đau bụng (đau rát liên tục).
– Đau vùng thượng vị.
– Ngủ không ngon.
– Trong một số trường hợp cấp tính, người bệnh có thể bị sốt tới 39-40.
Viêm dạ dày gây rối loạn tiêu hóa.
Trong trường hợp bị xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể nôn ra máu, trong phân có lẫn máu hoặc bị thiếu máu.
Do có nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác khiến nên nhiều người bệnh không để ý tới. Nhiều người chỉ đi khám và chẩn đoán bệnh khi bị các cơn đau dày vò.
Hãy liên hệ với các bác sĩ nếu bạn đang gặp các biểu hiện trên mà không thấy thuyên giảm. Đặc biệt, trong các trường hợp nôn ra máu, đi ngoài ra máu, hay đến gặp bác sĩ ngay để tìm hiểu nguyên nhân.
Viêm dạ dày buồn nôn ra máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
III – Bệnh viêm dạ dày nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân viêm dạ dày thường là do người bệnh lạm dụng bia rượu, bị nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori), nhiễm virut, kí sinh trùng hoặc do sử dụng một số loại thuốc như aspirin, thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) khác.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như căng thẳng kéo dài, lạm dụng cocain, trào ngược dạ dày lâu ngày, thiếu máu ác tính, nhiễm nấm, phản ứng dị ứng, chấn thương, thoát vị hoành…
IV – Bị viêm dạ dày uống thuốc gì?
Vậy bị viêm dạ dày nên làm gì? Khi bạn nghi ngờ mình bị viêm dạ dày, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán bằng các phương pháp hiện đại.
Bác sĩ sẽ chỉ rõ cho bạn cần làm gì và uống thuốc điều trị dạ dày trong bao lâu. Bạn nên thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ để bệnh mau khỏi và không tái phát lại.
Điều trị viêm dạ dày thường có hai mục đích chính là giảm lượng axit trong dạ dày và làm lành các tổn thương ở niêm mạc.
Do bệnh có liên quan trực tiếp đến vấn đề tiêu hóa nên người bệnh bình phục lâu hay chóng còn phụ thuộc vào chế độ ăn hàng ngày.
Bị viêm dạ dày, không nên uống rượu bia, nước có gas, cafe, không sử dụng các gia vị cay nóng, ăn các món ăn dễ tiêu hóa.
Uống thuốc dạ dày chữ Y Yumangel – Giảm nhanh cơn đau dạ dày sau 5 đến 10 phút dùng
IV – Bệnh viêm dạ dày và những câu hỏi thường gặp
#1. Viêm dạ dày bao lâu thì khỏi?
Bệnh viêm dạ dày bao lâu thì khỏi? Về thời gian khỏi bệnh của viêm dạ dày còn tùy thuộc vào mức độ viêm dạ dày của bạn.
Viêm dạ dày nhẹ thì có thể 2 – 3 tháng là khỏi nếu có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lí, còn nặng thì bệnh sẽ lâu hơn thậm chí là sẽ bị cả đời nếu không có phương pháp chữa trị hợp lí
#2. Viêm dạ dày có gây khó thở không?
Biểu hiện khó thở thường gặp ở các trường hợp viêm dạ dày mãn tính. Nguyên nhân là do tình trạng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết. Khi chúng lên men sẽ tạo ra một lượng khí khiến cho khí quản bị áp lực dẫn tới khó thở.
Bởi vậy, người bệnh không nên ăn đồ ăn khó tiêu, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và không nên ăn no trong một bữa.
#3. Viêm dạ dày có gây sốt không?
Viêm dạ dày là tình trạng viêm, sưng nên có thể gây sốt, đặc biệt là các trường hợp cấp tính. Trong trường hợp này người bệnh nên chườm mát bằng khăn để giảm sốt.
Viêm dạ dày có sốt không? Nếu sốt cao hoặc kéo dài, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn sức khỏe.
#4. Viêm dạ dày uống sữa được không?
Sữa là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp dạ dày trung hòa tính axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, viêm dạ dày có nên uống sữa không?
Người bệnh không nên uống quá 500ml/ngày, không nên uống khi đói, không uống sữa lạnh hoặc ăn kèm với các đồ ăn sẵn khác.
Viêm dạ dày có nên uống sữa không?
(→ Xem thêm: Bị viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Nên kiêng gì trong sinh hoạt?)
#5. Viêm dạ dày khi mang thai phải làm sao?
Đầu tiên, các mẹ bầu nên thư giãn, tránh căng thẳng làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Việc ăn uống cần đặc biệt quan tâm, ăn đúng món, đúng lúc, không ăn quá no, không để bụng đói. Ăn chậm, nhai kỹ, ăn nhiều rau, uống đủ nước, không làm việc nặng, ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn.
Và mẹ bầu nên gặp bác sĩ để được tư vấn sớm nhất có thể về tình trạng viêm dạ dày khi mang thai.
#6. Viêm dạ dày uống nước cam được không?
Người bị viêm dạ dày không nên uống nước cam, vì nước cam có vị chua, chứa nhiều vitamin C.
#7. Viêm dạ dày uống nghệ được không?
Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm và ổn định axit trong dạ dày. Bởi vậy, người viêm dạ dày có thể sử dụng nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh.
#8. Viêm dạ dày ở trẻ có được uống thuốc không?
Việc sử dụng thuốc với trẻ em bị viêm dạ dày cần có ý kiến của các bác sĩ chuyên môn. Ở mỗi độ tuổi, mỗi tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị riêng. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc.
Viêm dạ dày ở trẻ sơ sinh thường do ăn uống không hợp vệ sinh, thói quen bón mớm ở người lớn. Bởi vậy, cha mẹ hãy lưu ý để tránh làm tổn thương dạ dày ở trẻ.
Bé thường xuyên chán ăn, hay buồn nôn, nôn trớ cũng là dấu hiệu thường ở trẻ 2 tuổi bị viêm dạ dày.
#9. Có nên sử dụng thuốc đông y trị viêm dạ dày?
Đông ý là một phương pháp an toàn, lánh tính và ít tác dụng phụ nhưng chỉ nên sử dụng để điều trị viêm dạ dày ở giai đoạn nhẹ để giúp dạ dày xoa dịu và làm lành tổn thương.
Ở các bệnh phức tạp hơn như viêm dạ dày khuẩn HP, viêm dạ dày và tá tràng HP, viêm dạ dày sẹo loét hành tá tràng… , thuốc đông y thường không thể điều trị dứt điểm bệnh.
#10. Viêm dạ dày tá tràng k29 là gì? Có phải liên quan đến ung thư hay không?
“K29” trong tên bệnh viêm dạ dày và tá tràng K29 hay viêm dạ dày K29 chỉ là mã số bệnh viêm dạ dày bộ Y tế ban hành dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ICD mà thôi. Bệnh không liên quan đến bệnh lý ung thư như một số bệnh nhân thường hỏi.
Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về bệnh viêm dạ dày với sự trợ giúp của dược sĩ, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline 18001125 (miễn phí cước) để được giải đáp.