Ung thư dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ung thư dạ dày là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm xảy ra ở đường tiêu hóa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có 723.000 ca tử vong liên quan ung thư dạ dày. Đây là loại ung thư phổ biến thứ năm trên thế giới, nhưng tỉ lệ tử vong cao thứ 2 chỉ đứng sau ung thư phổi.
Nội dung chính
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày được đặc trưng bởi sự phát triển của các tế bào khác thường dẫn đến việc hình thành các khối u. Các tế bào này thường phát triển thành khối u ác tính.
Còn được gọi là ung thư bao tử, loại ung thư này rất khó chẩn đoán bởi vì hầu hết người mắc bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu. Việc không chẩn đoán kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng di căn sang các bộ khác của cơ thể, điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.
Trong đó, ung thư biểu mô tuyến chiếm 90 – 95% tất cả số trường hợp bị ung thư dạ dày. Ngoài ra, còn gặp ung thư tế bào vảy, u carcinoid hay u lympho.
Mặc dù bệnh có thể khó chẩn đoán và điều trị, điều quan trọng là người bệnh phải trang bị nhiều kiến thức cần thiết để đánh bại bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày bắt đầu khi cấu trúc của ADN thay đổi, khiến các tế bào mới được tạo ra tăng trưởng bất thường theo một cách không thể kiểm soát được.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác làm sao tế bào biến đổi thành tế bào ung thư và bắt đầu phát triển trong dạ dày. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chỉ ra những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các bệnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Nhiễm trùng Vi khuẩn Hp: Theo WHO, vi khuẩn HP chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày. Nhưng không phải ai nhiễm vi khuẩn HP cũng bị, bởi tỷ lệ người nhiễm HP chuyển hóa thành ung thư dạ dày chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số người nhiễm vi khuẩn HP.
- Có tiền sử mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), viêm loét dạ dày hay viêm dạ dày mạn tính.
- Những người từng thực hiện phẫu thuật dạ dày.
- Khối u ở các bộ phận khác của hệ tiêu hóa.
- Polyp dạ dày: Sự phát triển bất bình thường của các tế bào mô ở thành niêm mạc bảo vệ dạ dày.
- U lympho: Là một nhóm bệnh ung thư máu.
- Người có nhóm máu A cũng dễ mắc ung thư hơn những người có nhóm máu khác.
Các điều kiện, thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Xảy ra phổ biến ở những người trên 50 tuổi.
- Tỉ lệ mắc bệnh ở nam cao gấp 2 lần so với nữ.
- Yếu tố di truyền.
- Có tiền sử lạm dụng rượu bia hay thuốc lá.
- Ăn nhiều đồ ăn mặn, chua hoặc các loại đồ ăn nhanh.
- Thường xuyên ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không được chế biến đúng cách.
- Ít vận động, không tập thể dục.
- Béo phì, thừa cân cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Những người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất. Thường là những người làm việc trong hầm mỏ, nhà máy công nghiệp.
Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày hay gặp
Đa số các triệu chứng ở thời điểm ban đầu đều không quá nghiêm trọng, và khá giống với các bệnh liên quan đến dạ dày khác. Chính vì vậy mà rất nhiều người bị bệnh đã không được chẩn đoán kịp thời cho đến khi căn bệnh tiến triển nặng và gây nguy hiểm tới sức khỏe mới biết mình mắc bệnh.
Các triệu chứng ung thư dạ dày trong giai đoạn đầu:
- Cảm giác đầy bụng, chướng hơi.
- Ợ nóng, khó tiêu: Thường xuất hiện trong hoặc sau mỗi bữa ăn.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa, có thể chứa máu: Triệu chứng này cũng thường thấy ở bệnh viêm ruột hay viêm đại tràng. Tuy nhiên khi nôn ra máu, người bệnh cần đi đến cơ sở y tế để khám ngay.
- Đau dạ dày hoặc đau tức vùng bụng trên rốn.
- Thường xuyên xuất hiện các cơn đau dai dẳng chức không âm ỉ như đau dạ dày bình thường.
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ sớm nếu mắc các triệu chứng dưới đây:
- Khó nuốt ở cổ họng
- Barrett thực quản
- Viêm loét dạ dày hoặc viêm dạ dày kéo dài.
- Thiếu máu ác tính khiến cơ thể không thể hấp thụ được vitamin B12 từ thực phẩm.
- Khó tiêu, kết hợp với sự giảm cân đột ngột, nôn mửa, hoặc thiếu máu, cũng như mệt mỏi và khó thở.
- Những người trên 55 tuổi nếu thường xuyên cảm thấy khó tiêu.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn,các triệu chứng dần trở nên rõ ràng và dễ nhận biết hơn.
- Ăn mất ngon, giảm cân đột ngột.
- Đi ngoài ra máu, phân có màu đen như nhựa đường.
- Cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài, màu da nhợt nhạt hơn.
Các giai đoạn phát triển ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày trải qua 5 giai đoạn phát triển tương ứng với sự phát triển của các khối u trong dạ dày. Ở giai đoạn đầu, các khối u mới chỉ được tìm thấy ở lớp niêm mạc dạ dày. Càng về sau, khối u này sẽ xâm lấn vào các lớp dưới niêm mạc dạ dày cùng với đó sự lây lan ra các hạch bạch huyết và xâm lấn các cơ quan lân cận. Giai đoạn cuối thì các tế bào ung thư đã lây lan qua tụy, gan, hạch bạch huyết…
Chi tiết các giai đoạn phát triển ung thư dạ dày mời xem tại đây: https://daudaday.vn/cac-giai-doan-phat-trien-ung-thu-da-day.html
Biến chứng của bệnh
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mang như: Xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị, di căn tới thực quản, gan, phổi.
Ung thư dạ dày có lây không?
Cho đến nay, chưa có một bằng chứng nào cho thấy bệnh có thể lây từ người này sang người khác bởi bệnh cũng không có một nguyên nhân gây bệnh cụ thể nào cả. Chẳng hạn cùng nhiễm 1 chủng vi khuẩn Hp, có người bị bệnh, người lại không bị.
Tuy nhiên, việc sinh hoạt lâu dài cùng những người bị bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bởi có chung những thói quen sinh hoạt, ăn uống không tốt và khả năng lây nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày….
Mắc ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Người mắc bệnh sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quyết tâm điều trị bệnh, khao khát sống, sự hợp tác điều trị và điều kiện của mỗi bệnh nhân…
Thời gian sống còn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh. Nếu phát hiện bệnh sớm ở các giai đoạn đầu (có thể phẫu thuật được) thì tỷ lệ sống cao hơn so với các giai đoạn sau (không thể phẫu thuật).
Theo thống kê, những người không điều trị bằng phẫu thuật chỉ có 2% sống được trên 5 năm từ khi phát hiện bệnh. Trường hợp bệnh nhân không điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào thì tỉ lệ sống trên 6 tháng đạt khoảng 65% nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và dưới 15% nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối.
Ung thư dạ dày di căn
Ung thư dạ dày di căn là tình trạng đã lây lan theo đường bạch huyết tới các cơ quan cụ thể nào đó để hình thành hình thành khối u thứ phát. Bệnh thường di căn sang gan, buồng trứng, phổi, xương… với các biểu hiện khác nhau. Xem thêm các biểu hiện di căn tại đây.
Khi bị di căn, tỉ lệ sống của người bệnh trong 5 năm chỉ khoảng 5-10%. Tuy nhiên, cũng có những người bệnh vẫn sống tiếp trong rất nhiều năm do có có ý chí chiến đấu với bệnh tật và biện pháp điều trị hợp lý, khoa học.
Cách điều trị ung thư dạ dày
Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị là ba phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Ngoài ra, còn có phương pháp liệu pháp miễn dịch và liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân. Tùy theo từng giai đoạn phát hiện mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị khác nhau.
- Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ phần dạ dày có tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng sẽ vét bỏ các hạch bạch tuyết gần vị trí khối u để loại bỏ triệt để tế bào ung thư.
- Bằng xạ trị: Là phương pháp dùng các tia năng lượng cao để tác động lên các tế bào ung thư. Trong thực tế, xạ trị tương tác thường được thực hiện trước khi phẫu thuật làm co lại khối u giúp loại bỏ dễ dàng hơn, xạ trị bổ trợ để loại bỏ hết các tế bào ung thư còn xót lại xung quanh dạ dày.
- Hóa trị liệu: Là cách điều trị chuyên khoa sử dụng thuốc hoặc hóa chất để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng không chia và nhân. Hóa chất được truyền khắp cơ thể, tấn công tế bào ung thư ở dạ dày hay bất kỳ vùng nào khác mà ung thư đã di căn đến.
- Liệu pháp miễn dịch: Là biện pháp sử dụng thuốc để tác động tới hệ miễn dịch để ngăn chặn lại sự phát triển của ung thư.
- Liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch tự thân: Là cách làm cơ thể tăng cường hệ miễn dịch của chính mình để ngăn ngừa và tiêu diệt các tế báo ung thư.
Bên cạnh các phương pháp Tây Y, Đông y còn có rất nhiều bài thuốc chữa bệnh bằng thuốc nam hay các bài thuốc trong dân gian như lá đu đủ… Hiệu quả các bài thuốc này cũng tùy thuộc vào sự thích ứng cơ thể người bệnh, tình trạng bệnh và tinh thần người bệnh.
Ung thư dạ dày nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp người bệnh ngăn chặn sự phát triển của khối u cũng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Người bị ung thư dạ dày cần tránh các thực phẩm sau:
– Đồ chua, cay
– Rượu bia, cafe, chè… gây hư bề mặt dạ dày
– Uống sữa lúc đói
– Các thực phẩm quá khô, cứng.
Nên ăn:
– Thực phẩm giàu protein (sữa, trứng, phô mai, ..)
– Thực phẩm giàu chất xơ: ngũ cốc nguyên hạt, các loại khoai, sắn
– Rau củ quả tươi
– Đậu phụ và các loại nấm.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh nên chia nhỏ thành 6-7 bữa/1 ngày với các món ăn đã nấu mềm, chín nhừ; Tham khảo ý kiến bác sĩ về các chế biến thực phẩm; Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Để trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những tác hại của chất kích thích, bia rượu, phòng ngừa nguy cơ gây ung thư dạ dày, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Ngoài ra, thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau rát dạ dày, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, trào ngược thực quản. Bạn có thể mua thuốc này ở các hiệu thuốc trên toàn quốc và sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn!