Trào dịch mật là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa trào ngược dịch mật

Dịch mật có vai trò kích thích sản sinh men tiêu hóa, “xử lý” chất béo, vitamin, tạo môi trường ngăn vi khuẩn tấn công ruột. Vì thế, trào ngược dịch mật sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu, thậm chí còn gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Vì thế, nếu bạn bị trào ngược dạ dày dịch mật, bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé!

I – Trào ngược dịch mật và những điều cần biết

1. Trào dịch mật là gì?

Dịch mật được gan tiết ra và lưu trữ ở túi mật. Dịch mật ở dạng lỏng, có màu vàng hơi xanh. 

Như chúng ta đã biết, quy trình tiêu hóa thức ăn thông thường được diễn ra như sau: khi ăn xong, thức ăn sẽ được tiêu hóa một phần ở dạ dày bằng dịch vị, tiếp đến là tá tràng bằng dịch mật.

Dịch mật được đưa vào tá tràng bằng ống dẫn mật. Dịch mật cùng với các dịch vị khác tiêu hóa thức ăn đã được đưa xuống tá tràng, chủ yếu là chất béo. Như vậy, dịch mật đảm nhận nhiệm vụ tiêu hóa chính ở tá tràng. 

Van môn vị ở dạ dày có nhiệm vụ giữ cho dịch mật ở nguyên trong tá tràng, không trào ngược lên. Do một số nguyên nhân khác nhau, van môn vị không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình gây ra trào ngược dịch mật dạ dày, thực quản.

Mặc dù có triệu chứng gần giống nhau nhưng trào ngược dạ dày, dịch mật là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Trong khi trào ngược dịch mật vào dạ dày liên quan đến chức năng của van môn vị ở dạ dày và dịch mật, thì trào ngược dạ dày lại liên quan đến cơ vòng thực quản dưới và dịch tiêu hóa lân thức ăn trong dạ dày.

Các triệu chứng phổ biến của trào dịch mật dạ dày là:

– Đau bụng, đặc biệt vùng thượng vị là triệu chứng hay gặp nhất, cơn đau có thể từng cơn hoặc kéo dài, kèm theo cảm giác nóng rát, cồn cào vùng ngực, vùng bụng trên rốn.

– Thường xuyên thấy ợ nóng, đắng miệng cũng là một triệu chứng điển hình khi bị trào ngược dịch mật dạ dày.

viêm hang vị trào ngược dịch mậtĐau thượng vị kéo dài là triệu chứng phổ biến của trào ngược dịch mật.

– Thấy buồn nôn, nôn mửa, nôn ra chất lỏng xanh – vàng (tựa như màu dịch mật), sau nôn thấy đắng miệng, đắng họng. Đây có lẽ là dấu hiệu để phân biệt bệnh trào ngược dịch mật với các bệnh đường tiêu hóa khác.

– Ho nhiều, giọng khàn do dịch mật trào lên thực quản.

– Đầy bụng, chậm tiêu, khó tiêu, đắng miệng khiến người bệnh ăn uống kém, sụt cân, cơ thể suy nhược.

2. Nguyên nhân trào ngược dịch mật

Bệnh trào ngược dịch mật có thể do các nguyên nhân sau:

– Có lẽ, những người bị trào ngược dịch mật không quá lạ lẫm với khái niệm viêm hang vị trào ngược dịch mật, viêm dạ dày trào ngược dịch mậtBởi vì, tiền sử mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có thể nguyên nhân trực tiếp gây trào ngược dịch mật. 

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày sẽ khiến cơ môn vị yếu hơn bình thường, gây ứ đọng thức ăn lâu ngày trong dạ dày, làm tăng áp lực dạ dày, nên cơ tâm vị và môn vị yếu đi, van môn vị đóng không kín hoàn toàn, dẫn tới dịch mật bị trào ngược lên dạ dày, rồi lên thực quản nếu van tâm vị mở.

Nguyên nhân trào ngược dịch mật là gìNhững người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày rất dễ bị trào ngược dịch mật.

– Bị biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày (trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày hoặc cắt dạ dày để giảm cân), khiến van môn vị hoạt động không ổn định, nên đóng không kín, gây hiện tượng trào ngược dịch mật.

– Thường gặp với người sau phẫu thuật cắt bỏ túi mật để điều trị bệnh lý như: viêm túi mật cấp tính, sỏi túi mật, viêm teo túi mật, u túi mật.

3. Trào ngược dịch mật có nguy hiểm không?

Được biết, viêm hang vị trào ngược dịch mật là một trong những bệnh liên quan đến tiêu hóa rất nguy hiểm. Bởi vì, khi dịch mật trào ngược vào dạ dày, sẽ gây nên tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. 

Không dừng lại ở đó, nếu người bệnh còn bị trào ngược dạ dày thực quản, dịch mật sẽ trào lên thực quản, ngã ba hầu họng, khiến người bệnh cảm thấy đắng miệng, nôn mửa ra dịch xanh, dịch vàng, thậm chí là bị phù nề, dẫn đến mất tiếng…

Nặng hơn nữa, viêm dạ dày trào ngược dịch mật có thể gây ra các biến chứng như barrett thực quản, ung thư thực quản, ung thư dạ dày. Những biến chứng này thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

II – Trào ngược dịch mật có tự khỏi không?

Thật đáng buồn, chứng trào ngược dịch mật hầu như không thể tự khỏi. Vì thế, ngay khi có những triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn để tìm ra phác đồ điều trị trào ngược dịch mật hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

III – Bị trào ngược dịch mật nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Do trào ngược dịch mật là bệnh liên quan đến tiêu hóa nên chế độ ăn uống cần được đặc biệt quan tâm.

1. Trào ngược dịch mật nên ăn gì?

– Bánh mì, bánh quy, bánh xốp: Các loại bánh này sẽ hút đi dịch axit trong dạ dày, giúp thúc đẩy quá trình lành viêm trên niêm mạc dạ dày – một nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dịch mật. Đồng thời, bánh mì, bánh quy, bánh xốp cũng hút đi dịch mật bị trào ngược vào dạ dày.

– Các loại đậu đỗ: Chứa nhiều amino axit có lợi cho sức khỏe và chất xơ, nên các loại đậu đỗ được khuyên dùng cho người bị trào dịch mật dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen vì chúng sẽ gây ra đầy bụng, khó tiêu.

– Mật ong và nghệ vàng: Đây được xem là 2 thần dược cho người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Nghệ và mật ong có tác dụng giảm viêm, giảm đau và giảm tổn thương do axit dạ dày gây ra trên niêm mạc dạ dày.

– Sữa: Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng vì thế bạn có thể sử dụng hàng ngày để tăng sức đề kháng. Đồng thời, sữa cũng là thực phẩm dễ tiêu nên có lợi cho hệ tiêu hóa.

Bị trào ngược dịch mật nên ăn gìSữa là một trong những thực phẩm có lợi cho người bị trào ngược dịch mật.

2. Trào ngược dịch mật kiêng ăn gì?

Bạn cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa như:

– Các loại rượu bia, cà phê, chất kích thích, đồ uống lạnh… vì chúng sẽ gây kích ứng cho dạ dày, tá tràng.

– Thực phẩm chứa nhiều axit như giấm, mẻ, chanh, cam,…

– Thức ăn khó tiêu như thịt nguội, xúc xích, giò chả, đồ ăn nhanh…

– Thực phẩm chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ.

– Các loại gia vị mạnh như tiêu, ớt,…

– Thực phẩm cứng vì sẽ gây thêm cọ sát trên niêm mạc dạ dày như sụn, ổi, cơm cháy…

– Đu đủ xanh, socola…

Viêm dạ dày trào ngược dịch mật kiêng ăn gìNgười bị trào ngược dịch mật không nên ăn socola.

IV – Cách chữa trào ngược dịch mật

1. Trào ngược dịch mật uống thuốc gì?

  • Thuốc điều trị trào ngược dịch mật theo Tây y

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Tây để chữa bệnh trào ngược dịch mật. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, sẽ có 2 nhóm thuốc chữa trào ngược dịch mật được chỉ định là:

– Nhóm thuốc có cơ thể làm giảm hoặc loại bỏ mật: Gồm Questran, Colestid và cisapride. 

– Thuốc ức chế bơm proton

  • Thuốc nam trị trào ngược dịch mật

Người bệnh có thể sử dụng thuốc nam để điều trị các nguyên nhân gây ra trào ngược dịch mật như: viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng.

Hiện nay, bài thuốc thường được áp dụng phổ biến nhất chính là mật ong và nghệ đen vì nguyên liệu dễ tình và sự lành tính mà nó mang lại. 

2. Cách trị trào ngược dịch mật bằng phẫu thuật

Đây là phương pháp cuối cùng để cải thiện bệnh nếu dùng thuốc ít thấy có hiệu quả. hiện có 2 phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh:

Phẫu thuật Roux-en-Y (kỹ thuật nối ống mật và hỗng tràng để giảm bớt triệu chứng trào ngược dịch mật) và Phẫu thuật antireflux (kỹ thuật nhằm bao bọc lại phần dạ dày gần thực quản và may quanh cơ thắt thực quản dưới để củng cố các cơ vòng thực quản dưới, ngăn ngừa sự chảy ngược acid và dịch mật vào thực quản).

3. Chữa bệnh trào ngược dịch mật từ thay đổi thói quen sinh hoạt

Để hạn chế sự trào ngược dịch mật, người bệnh cần tuân thủ các điều như:

– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh việc ăn quá no để giảm đi áp lực cơ vòng thực quản dưới và van đóng mở tại môn vị.

– Tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo, giấm, hành tây, cà chua, cam quýt, socola, thực phẩm nhiều gia vị.

– Không sử dụng rượu bia, đồ uống có gas, có cồn, cà phê.

– Không hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích

– Không ăn những thực phẩm không có lợi cho dạ dày, thay vào đó hãy chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa.

Phác đồ điều trị trào ngược dịch mậtDuy trì thói quen sinh hoạt tốt sẽ giúp giảm triệu chứng khó chịu của trào ngược dịch mật.

– Nên nghỉ ngơi sau khi ăn, nhưng không nằm, tốt nhất nằm sau bữa ăn 1 tiếng.

– Khi ngủ nằm đầu cao hơn chân khoảng 10 đến 15 cm.

– Kiểm soát cân nặng, thân hình cân đối, luôn giữ cho tinh thần thoải mái nhất, tránh làm việc quá sức, thức khuya, stress,…

Bên cạnh đó, người bị trào ngược dịch mật dạ dày có thể lựa chọn thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để sử dụng bổ sung. Thuốc chữ Y sẽ giúp hấp thụ và làm mất hoạt tính của dịch mật trong dạ dày. Từ đó, hạn chế tối đa những tác nhân gây hại từ dịch mật gây ra cho dạ dày của người bệnh.

Ngoài ra, thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel còn giúp giảm nhanh các triệu chứng như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đầy bụng,… chỉ sau vài phút, sản phẩm lại nhỏ gọn, dễ uống, rất tiện lợi và hiệu quả. 

thuốc điều trị trào ngược dịch mậtThuốc điều trị trào ngược dịch mật chữ Y

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về chứng bệnh trào ngược dịch mật. Khi thấy các triệu chứng nghi vấn của bệnh trào ngược dịch mật, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm, và uống thuốc đều đặn, điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt theo chỉ định bác sĩ để kiểm soát bệnh.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về trào ngược dịch mật và các bệnh lý liên quan đến dạ dày, vui lòng liên hệ tới số điện thoại 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel tư vấn trực tiếp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
1800 1125