Bị bệnh đau dạ dày có nên uống cà phê không?

Một khi mắc bệnh dạ dày thì đồng nghĩa bạn phải kiêng cử rất nhiều thực phẩm để bệnh nhanh khỏi và ngăn tái phát. Nhưng không ai cũng biết rõ thứ gì nên ăn, nên uống và thứ gì không nên. Nhiều người vẫn đang thắc mắc bị bệnh đau dạ dày có nên uống cà phê không?

đau dạ dày có nên uống cà phê không

Đau dạ dày có nên uống cà phê không? – câu hỏi của không ít người

 

Uống cà phê sáng là thói quen không thể thiếu của những người dân thành thị. Từ quán cóc đến quán cà phê sang trọng ở khắp nơi lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào. Điều này cho thấy uống cà phê là một sở thích hay nói cách khác đã trở thành nét văn hóa của người Việt. Thế nhưng cà phê lại có nhiều bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị đau dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày có nên uống cà phê không?

Cà phê là một thức uống đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay.  Rối loạn giấc ngủ, căng thẳng và các vấn đề về hệ tiêu hóa thường là một số vấn đề liên quan đến sức khỏe ở những người nghiện uống Cà phê.

thói quen uống cà phê sáng ảnh hưởng dạ dày

Thói quen uống cà phê sáng ảnh hưởng xấu đến dạ dày

Do đó, để trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có nên uống cà phê không, câu trả lời của chúng tôi là không. Việc uống nhiều Cafe sẽ không có lợi cho đường tiêu hóa của chúng ta, sẽ được giải thích ở dưới đây.

Tăng lượng Axit

Trong cà phê chứa  nhiều loại dầu, axit và hợp chất khác nhau trong đó có nhiều Caffeine. Chất Caffeine kích thích lớp niêm mạc, khiến dạ dày tiết ra lượng lớn axit clohydric (HCl).

Việc dạ dày tiết ra lượng axit nhiều đặc biệt rõ ràng nếu bạn uống 1 tách cafe khi dạ dày rỗng. Đặc biệt, nếu bạn uống cafe vào buổi sáng trong khi bụng đói sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, và kết quả là bạn bị đau bụng.

Cơ thể thường có khả năng tự hạn chế việc sản sinh ra axit clohydric. Đặc biệt ở những người hay bị căng thẳng hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, những người thường xuyên uống cà phê thường bị hạn chế khả năng này.

Gây đầy hơi

Khi dạ dày không tiết ra đủ lượng axit, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa khi vào ruột non sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn đường ruột phát triển, tiết ra khí gas gây đầy hơi.

Đó là lý do việc người bệnh đau dạ dày khi uống cafe sẽ có cảm giác đau thắt dạ dày, đầy bụng.

Gây trào ngược dạ dày, ợ nóng

Cà phê có thể gây ra trào ngược axit và ợ nóng bằng cách làm giãn cơ vòng thực quản dưới (cơ vòng này có tác dụng đóng kín lại để ngăn ngăn không cho thức ăn và axit trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản). 

Do đó, Cafe có thể là 1 trong những nguyên nhân người người bệnh cảm thấy khó chịu, đau dạ dày khi uống nó.

Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày

Cà phê được cho là một chất kích thích có hại với  những người viêm dạ dày, viêm đại tràng, bệnh Crohn, Hội chứng ruột kích thích và viêm loét dạ dày. Các bác sĩ đều khuyên rằng những người bị bệnh liên quan đến dạ dày ruột nên tránh loại đồ uống này.

Trong thực tế, trong khi loét được cho là có nguồn gốc từ vi khuẩn Helicobacter pylori, tác dụng có tính axit của dạ dày trên dạ dày có thể giúp cung cấp các điều kiện thích hợp để vi khuẩn tiếp cận niêm mạc dạ dày ngay từ đầu. Đó là lý do những người có bệnh tiêu hóa,  nếu uống cafe sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Những tổn thương của viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh tiêu hóa nặng hơn như xuất huyết hay thậm chí là ung thư dạ dày.

Hội chứng ruột kích thích

Cà phê được coi là chất gây kích thích đường ruột cho bất kì người nào mắc các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, Chất Caffein không phải là tác nhân hàng đầu, mà một số loại enzyme trong hạt cà phê khiến những người bị mắc hội chứng ruột kích thích thường xuyên cảm thấy khó chịu.

Ngoài ra, cà phê có tính axit, khiến việc chữa lành bệnh đường tiêu hóa trở nên khó khăn hơn.

Làm mất nước

Caffein trong cà phê là một thuốc lợi tiểu mạnh trong cơ thể con người. Việc uống nhiều Cafe sẽ làm tăng nhanh dịch lỏng chạy qua thận,  dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần, mất nước, mất khoáng chất và các dưỡng chất quan trọng khác.

Mất nước thực sự có thể dẫn đến tăng cân theo cách vòng tròn. Khi bị mất nước, cơ thể có nhu cầu bổ sung nước mạnh mẽ, nhưng bộ não của chúng ta thường có vẻ nhầm lẫn tín hiệu này cho cảm giác đói. Điều này khiến chúng ta ăn nhiều hơn thay vì uống nước, dễ dẫn đến việc tăng cân.

Ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng chất

Uống cà phê có thể làm giảm khả năng giữ lại magiê, canxi, kẽm và các khoáng chất quan trọng khác ở thận. Nếu uống cafe cùng lúc với việc ăn những thực phẩm giàu chất sắt, việc hấp thụ sắt trong dạ dày cũng suy giảm.

Những khoáng chất này có chức năng quan trọng trong những hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt, việc suy giảm magiê sẽ làm giảm nhu động ruột, khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó hơn.

Gia tăng sự căng thẳng

Uống Cafe có thể làm tăng lượng Hormone gây căng thẳng như cortisol, norepinephrine và epinephrine (adrenaline). Bên cạnh đó, những Hormone này còn khiến huyết áp tăng, tim đập nhanh và kích hoạt phản ứng chống lại cơ thể.

Sự gia tăng các Hormone căng thẳng còn gây  ức chế quá trình tiêu hóa, đặc biệt là ở dạ dày. Nguyên nhân có thể do do cách cơ thể lấy máu và các nguồn lực từ quá trình tiêu hóa để chuẩn bị cho một mối đe dọa tiềm ẩn đối với dạ dày.

Như vậy chắc bạn đã tìm được cho mình lời giải đáp cho câu hỏi người đau dạ dày có nên uống cà phê không rồi nhỉ. Theo lời khuyên của bác sĩ thì trong quá trình điều trị đau dạ dày không nên uống cà phê. Nếu như không thể giải tỏa được cơn thèm cà phê thì có thể thay thế bằng cà phê sữa. Tuy nhiên, chỉ được dùng cà phê sữa sau khi đã ăn sáng, tuyệt đối không uống lúc bụng đói. Ngoài ra, phải lưu ý chất lượng của cà phê trước khi dùng, một số loại không rõ nguồn gốc, được làm từ ngô hay đậu nành rang cháy sẽ rất có hại cho dạ dày của bạn.

Thay thế bằng những thức uống khác

Không chỉ riêng với những người bệnh đau dạ dày mà những người khỏe mạnh nếu lạm dụng cà phê cũng sẽ có nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cà phê làm tăng nhịp tim, khiến người dùng mất ngủ nếu như sử dụng với liều lượng nhiều. Chính vì thế nên tạm ngưng cà phê trong giai đoạn bệnh hoặc nếu được hãy thay thế bằng thức uống khác vừa tốt cho dạ dày mà có lợi cho sức khỏe.

trà thì là tốt cho dạ dày

Trà thì là tốt cho dạ dày

Trà Thì là

Hãm hạt thì là trong cốc nước sôi và thêm vào ít vỏ cam tươi để dùng như trà nóng. Loại hạt này giúp ngăn dạ  dày tiết axit nên được xem là rất hiệu quả trong phòng chống và chữa trị đau dạ dày.

Trà Gạo

Nghe có vẻ lạ nhưng cách thực hiện lại vô cùng đơn giản. Đun ½ tách gạo và 6 tách nước cho đến khi thật sôi rồi chắt lấy nước uống. Hỗn hợp nước này sẽ ngon hơn nếu cho thêm tí mật ong vào.

Rate this post
1800 1125