Bệnh đau dạ dày: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh đau dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Biến chứng có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?… TẤT CẢ sẽ được giải đáp trong bài viết này. Vì thế, đừng vội bỏ qua bạn nhé.
Nội dung chính
Bệnh đau dạ dày là gì? Vị trí đau dạ dày?
Đau dạ dày (đau bao tử) là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Nếu không được chữa trị kịp thời, dạ dày dễ bị viêm loét. Cơn đau dạ dày thường kéo dài âm ỉ, rất khó chịu, có thể xuất hiện cả vào lúc đói và cả lúc ăn quá no.
3 vị trí thường xuất hiện cơn đau dạ dày đó là:
- Đau âm ỉ ở giữa bụng
- Đau thượng vị (ngay phần dưới ức)
- Đôi khi, cơn đau dạ dày có thể lan sang 2 bên lưng.
5 triệu chứng đau dạ dày phổ biến nhất
Bệnh đau dạ dày là 1 trong những bệnh tiêu hóa phổ biến nhất. Tuy nhiên, do chủ quan, chúng ta thường phát hiện ra bệnh khá muộn. Đến khi phát hiện ra, bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hoặc có những biến chứng không mong đợi.
Do đó, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến cơ thể. Khi có những triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bởi vì, có thể bạn đã mắc bệnh đau dạ dày rồi đấy.
1/ Đau âm ỉ vùng thượng vị
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, mà đau thượng vị có các cấp độ khác nhau. Ban đầu, cơn đau có thể đến bất thường, nhất là khi bị đói. Sau đó, đau thượng vị xuất hiện nhiều hơn.
2/ Đầy hơi, khó tiêu
Đầy bụng, khó tiêu là triệu chứng rất dễ gặp ở người bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Khi bệnh chuyển nặng thì biểu hiện của bệnh cũng khó chịu hơn.
3/ Ợ hơi, ợ chua
Khi đường tiêu hóa gặp vấn đề, thức ăn khó tiêu. Thức ăn ở trong dạ dày quá lâu sẽ bị lên men. Lúc này, người bệnh sẽ bị ợ hơi và ợ chua.
4/ Buồn nôn và nôn
Hiện tượng này xảy ra khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược ra ngoài bằng đường miệng. Triệu chứng thường xuyên xuất hiện ở người đang trong giai đoạn đầu của bệnh đau dạ dày.
5/ Đại tiện ra máu, nôn ra máu
Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có thể đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày… Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có biểu hiện chán ăn, sụt cân nghiêm trọng…
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Có nhiều nguyên khác nhau dẫn đến bệnh lý đau dạ dày. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất, bạn nên tìm cách loại bỏ các nguyên nhân này để bệnh đau dạ dày không tìm đến nhé.
1/ Vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày. Khi đã xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn Hp sẽ bám vào thành dạ dày, dần dần làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Trong trường hợp bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, bạn nên uống thuốc tiêu diệt vi khuẩn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau như:
– Miệng – miệng: Nhai cơm, hôn nhau, dùng chung bát đĩa, đũa, thìa…
– Phân: Trong phân của người nhiễm vi khuẩn Hp sẽ chứa vi khuẩn Hp. Nếu bạn tiếp xúc với phân của họ, bạn có thể sẽ bị lây nhiễm. Do đó, sau khi đi vệ sinh, hãy rửa tay thật kỹ nhé.
– Dạ dày – dạ dày: Do dùng chung dụng cụ y tế (nhất là dụng cụ nội soi).
2/ Sử dụng các chất kích thích
Rượu bia, cà phê và ngay cả thức ăn cay, nóng, lạnh sẽ khiến niêm mạc bị kích ứng. Lâu dần, lớp niêm mạc sẽ bị tổn thương gây bệnh đau dạ dày.
3/ Thuốc lá
Chất nicotine có trong thuốc lá sẽ kích thích dạ dày bài tiết acid HCL và pepsin. Khi hai chất này dư thừa sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây bệnh đau dạ dày.
4/ Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân sâu xa gây đau dạ dày. Nếu bạn thường xuyên duy trì những thói quen sau đây, bạn bị đau dạ dày là điều dễ hiểu:
– Ăn vội vàng, không nhai kỹ.
– Thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn quá muộn
– Ngay sau khi ăn đã làm việc hoặc vận động mạnh
– Ăn quá nhiều bữa hoặc ăn quá no trong 1 bữa
5/ Sinh hoạt thiếu điều độ
Thường xuyên căng thẳng, stress, thức khuya, thiếu ngủ, lười vận động… cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau dạ dày. Vì thế, hãy cố gắng tạo lập cho mình một thói quen sinh hoạt tốt để giảm thiểu khả năng mắc bệnh đau dạ dày bạn nhé..
Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra 4 biến chứng nguy hiểm dưới đây:
1/ Hẹp môn vị dạ dày
Đây là biến chứng dễ gặp nhất của người mắc các bệnh lý đau dạ dày. Khi bị hẹp môn vị dạ dày, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng sau:
– Bị đau bụng một cách dữ dội. Cơn đau có thể đến dồn dập và kéo dài.
– Thường xuyên muốn nôn và nôn. Khi nôn ra, thực phẩm có mùi rất khó chịu.
– Tiêu chảy liên tục, người uể oải, mệt mỏi, toát nhiều mồ hôi.
2/ Thủng dạ dày
Thủng dạ dày có những biểu hiện thực sự rất dữ dội. Ban đầu người bệnh sẽ bị đau bụng như thể có ai đấm vào mình. Đôi khi, họ cảm thấy kiệt sức vì không thể chịu nổi cơn đau.
Sau đó, cơn đau có thể lan sang nhiều vị trí như ổ bụng, ngực, vai, lưng. Kèm theo đó, cơ thể người bệnh lạnh toát, ra mồ hôi, tụt huyết áp.
Khi những biểu hiện này xuất hiện, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay lập tức.
3/ Xuất huyết dạ dày
Lúc này, người bệnh sẽ bị nôn ra máu và đi đại tiện có màu đen (do dính máu). Tất nhiên, người bị xuất huyết dạ dày không thể tránh khỏi những cơn đau dữ dội và rất khó chịu.
4/ Ung thư dạ dày
Đây được xem là biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh đau dạ dày, có thể gây chết người.
Những biểu hiện của ung thư dạ dày cũng tương tự như xuất huyết dạ dày. Người bệnh có thể nôn ra máu hoặc đi đại tiện ra máu.
Những biến chứng của bệnh đau dạ dày thực sự rất nguy hiểm, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Do vậy, bệnh đau dạ dày cần được chữa trị sớm và dứt điểm.
Các phương pháp điều trị bệnh dạ dày
Nhờ đến sự can thiệp của y khoa
Ngay khi có những biểu hiện của bệnh đau dạ dày, bạn cần đến các cơ sở uy tín để thăm khám. Từ đây, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bạn mới có được phương pháp điều trị thích hợp.
Khi bệnh còn nhẹ, bạn chỉ cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là bệnh sẽ sớm bình phục.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc đông y để điều trị bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bạn phải thực sự kiên trì đấy. Nếu bạn đủ kiên trì, chúng tôi mời bạn tham khảo các bài thuốc điều trị đau dạ dày từ đông y:
– Mật ong: Thật đơn giản, bạn chỉ cần pha 1 thìa mật ong với nước ấm, uống đều đặn vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ là được.
– Lá tía tô: Bạn sử dụng lá tía tô tươi hoặc khô, nấu lấy nước uống hàng ngày. Chất tanin và glucosid có trong tía tô sẽ làm lành vết loét trên niêm mạc dạ dày và làm giảm tiết axit.
– Mía, gừng tươi: Bạn trộn 500ml nước mía với 250ml nước ép gừng tươi rồi đun cho sủi tăm ở dưới đáy nồi, không đun nóng quá. Sau đó, bạn uống khi còn ấm. Mỗi ngày bạn nên uống 3 lần cho đến khi cơn đau dạ dày không còn nữa.
– Lá khôi tía (30g), bồ công anh (20g), khổ sâm (10g): Bạn rửa sạch các loại lá này và đun với 1,5 lít nước cho đến khi nước sôi 15 phút. Trước bữa ăn khoảng 15 phút, bạn lấy ra uống. Nên uống liên tục 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày. Rồi thực hiện như thế cho đến khi khỏi hẳn.
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh sẽ giúp bạn loại bỏ bớt các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày. Bạn nên:
– Ngủ đủ giấc, ngủ sớm, hạn chế mọi căng thẳng, stress…
– Ăn đúng bữa, nhai kỹ, sau khi ăn không nên làm việc hoặc vận động luôn.
– Không uống rượu bia, hút thuốc lá, không sử dụng thực phẩm cay, chua, quá nóng hoặc quá lạnh.
– Duy trì luyện tập các bài tập nhẹ nhàng.
Giảm ngay các cơn đau dạ dày khi chúng làm phiền bạn
– Chườm nóng: Hãy cho nước ấm vào 1 chai thủy tinh. Khi bị đau dạ dày, bạn dùng chai này lăn qua lăn lại, cơn đau sẽ dịu xuống.
– Uống trà gừng nóng: chúng sẽ giúp cơn đau giảm xuống nhanh chóng.
– Uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel: Yumangel sẽ trung hòa acid ở dạ dày , đồng thời tạo ra 1 lớp màng nhầy, tương tự như niêm mạc dạ dày, bảo vệ phần niêm mạc bị tổn thương, ngăn không cho các tác nhân khác gây hại cho dạ dày. Sau khi uống thuốc dạ dày chữ Y khoảng 10 – 15 phút, cơn đau sẽ không còn làm phiền bạn nữa.
Như vậy, chúng ta vừa mới tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến bệnh đau dạ dày. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy gọi tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel tư vấn trực tiếp nhé.
* Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục Quản lý dược: 029/2016/XNQC-QLD