4 nhóm thuốc đau dạ dày bạn nên biết

bệnh đau dạ dàyBệnh đau dạ dày không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì thế, ngay khi bệnh mới tiến triển, bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám và sử dụng thuốc dạ dày theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Mặc dù bạn thường uống thuốc chữa đau dạ dày theo đơn của bác sĩ chuyên khoa, nhưng bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ hơn về các nhóm thuốc thường được dùng để chữa đau dạ dày.

Vì sau khi biết được ưu điểm và nhược điểm của từng nhóm, bạn có thể sẽ chọn được phương pháp điều trị bệnh tốt hơn.

Nhưng trước đó, hãy xem bệnh đau dạ dày là gì và liệu rằng cơ thể bạn có đang xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh không nhé!

Đau dạ dày là gì?

thuốc chữa dạ dàyĐau dạ dày là 1 trong những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa dễ gặp nhất. Bệnh xuất hiện là do tình trạng dạ dày bị tổn thương, đa phần là do viêm loét dạ dày. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ, kéo dài, rất khó chịu.

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là: đau bụng khi đói hoặc ăn quá no, thường vào buổi sáng và đêm muộn; ợ hơi, ợ chua; đầy bụng, khó tiêu; buồn nôn và nôn…

Đau dạ dày không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày… Lúc này, triệu chứng bệnh cũng rõ ràng hơn. Bệnh nhân thường xuyên bị đau quặn thắt, rất khủng khiếp. Ngoài ra, bệnh nhân có thể nôn ra máu hoặc đi đại tiện có màu đen.

Biến chứng của đau dạ dày có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vì thế, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các nhóm thuốc đau dạ dày hiệu quả nhất

Kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp)


Hp là vi khuẩn cư trú trong dạ dày và là 1 trong các nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày.

Khi có dấu hiệu đau dạ dày, người bệnh nên đi khám để phát hiện vi khuẩn Hp.  Nếu phát hiện sự có mặt của vi khuẩn Hp, bệnh nhân cần uống kháng sinh diệt vi khuẩn Hp thì mới có thể khỏi bệnh.

Vi khuẩn Hp có khả năng đề kháng tốt trước các loại kháng sinh. Vì thế, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân uống kết hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên.

Khi bước vào phác đồ điều trị, bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn, đúng liều và đủ thời gian để tránh bị kháng thuốc và có được kết quả như ý muốn.

Thuốc bao niêm mạc dạ dày


Thuốc bao niêm mạc dạ dày có tác dụng bao phủ bên ngoài và bảo vệ các vết loét khỏi sự tấn công của acid dạ dày, từ đó ngăn cản sự lan rộng của các vết loét.

Thông thường, các loại thuốc bao niêm mạc dạ dày sẽ được uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng.

Các loại thuốc bao niêm mạc dạ dày thường được sử dụng là: Sucralfat, các muối Bismuth, Misoprostol,…

– Sucralfat: Giúp phòng loét cấp tính, làm lành vết loét mạn tính, không làm ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị và pepsin. Tác dụng phụ của thuốc: Gây táo bón, phát ban, ngứa, khó thở, sưng mặt, môi, cổ họng…

– Các muối Bismuth vừa có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp. Tác dụng phụ: buồn nôn, lưỡi và phân có màu nâu, độc tính trên xương khớp, có nguy cơ nhiễm độc, suy thận…

– Misoprostol được sử dụng để ngăn ngừa và chống viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Tác dụng phụ: Gây phát ban, khó thở, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, đau bụng kinh…

Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Lưu ý: ngay khi có các phản ứng phụ, bạn nên dừng thuốc và báo cho bác sĩ để đưa ra giải pháp phù hợp.

Thuốc làm giảm bài tiết acid và pepsin của dạ dày


Thuốc kháng Histamin H2

Thuốc kháng histamin H2 ngăn cản bài tiết dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng tiết histamin tại dạ dày. Nhờ vậy, thuốc làm giảm sự sản xuất axit dạ dày.

Tác dụng của thuốc kháng histamin H2 phụ thuộc vào liều lượng, thuốc làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl trong dịch vị.

Thuốc ức chế thụ thể H2 gồm nhiều loại, phổ biến là: Cimetidin và Ranitidine. Về liều lượng và cách dùng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng không mong muốn: nhức đầu, hạ huyết áp, chóng mặt, tiêu chảy, táo bón, nổi ban… Khi xuất hiện tác dụng phụ, bệnh nhân nên dừng sử dụng thuốc.

Thuốc ức chế H+/ K+- ATPase (bơm proton)

Thuốc ức chế bơm proton là nhóm thuốc ức chế acid dịch vị mạnh nhất hiện nay, thậm chí thường còn có thể thay thế hầu hết các thuốc kháng histamine H2. 1 liều thuốc ức chế bơm proton có khả năng ức chế bài tiết acid ở dạ dày trong khoảng 24h.

2 thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến nhất là: Omeprazol, Nexium.

Tác dụng không mong muốn của thuốc: đau bụng, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, phát ban, đầy hơi, táo bón, lo lắng…

Việc sử dụng nhóm thuốc ức chế bơm proton nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nhóm thuốc kháng acid

Các thuốc kháng acid là những thuốc có tác dụng trung hoà acid trong dịch vị, nâng pH của dạ dày lên gần 4, tạo điều kiện thuận lợi cho tái tạo niêm mạc. Các thuốc kháng acid  có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau.

Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là sau bữa ăn 1 – 3 giờ và trước khi đi ngủ, 3- 4 lần (hoặc nhiều hơn) trong một ngày.

Các thuốc kháng acid được tin dùng nhất hiện nay là: Yumangel, Maalox, Gaviscon…

* Lưu ý: Thuốc kháng acid thường dùng nhất là các chế phẩm chứa nhôm và magnesi, có tác dụng kháng acid tại chỗ, hầu như không hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân.

Thuốc kháng acid chứa magnesi có tác dụng nhuận tràng, ngược lại thuốc chứa nhôm có thể gây táo bón.

Vì vậy, các chế phẩm kháng acid chứa cả hai muối magnesi và nhôm có thể làm giảm tác dụng không mong muốn trên ruột của hai thuốc này.

Giảm nhanh cơn đau dạ dày với thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

thuốc dạ dày chữ Y Yumangel

Yumangel được xếp vào nhóm thuốc kháng acid, an toàn và được tin dùng hàng đầu.

So với các thuốc trong nhóm kháng acid, Yumangel có nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Thuốc có tác dụng trung hòa acid mạnh và kéo dài hơn.

– Yumangel dạng hỗn dịch tạo ra một lớp màng nhầy tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, bởi vậy nó có tác dụng bảo vệ tính toàn vẹn của lớp chất nhầy, giảm sự tổn thương vào các tế bào biểu mô.

– Yumangel hấp thụ và làm mất hoạt tính của acid mật, đồng thời nó cũng làm giảm hoạt động của pepsin

– Yumangel có tác dụng loại bỏ gốc tự do, yếu tố gây phá huỷ lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày

– Hàm lượng Na thấp nên có thể sử dụng cho bệnh nhân có chế độ ăn nhạt, cao huyết áp, tim mạch.

– Yumangel dạng gói nhỏ, xé gói thuốc theo vạch có sẵn, uống trực tiếp, không cần pha cùng nước nên dễ dàng sử dụng, nhất là với những người bận rộn hoặc thường xuyên phải di chuyển.

– Bên cạnh sử dụng đều đặn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn có thể sử dụng trực tiếp Yumangel khi xuất hiện các triệu chứng khó chịu như đau thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đầy hơi… Sau khoảng 5 – 10 phút, các triệu chứng này sẽ giảm. Nếu các triệu chứng không giảm xuống, bạn có thể uống thêm 1 gói Yumangel nữa.

Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về thuốc đau dạ dày, vui lòng liên hệ tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để dược sĩ của Yumangel giải đáp trực tiếp nhé.

* Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

* Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục Quản lý dược: 029/2016/XNQC-QLD

Rate this post
1800 1125