Làm thế nào để giảm nhanh chứng co thắt dạ dày?

Co thắt dạ dày có thể khiến người bệnh đau đến mức quằn quại, và làm thế nào để khắc phục nhanh chóng?

co thắt dạ dày

Có thể khắc phục nhanh chứng co thắt dạ dày với một số mẹo nhỏ

 

Tổng quát về chứng co thắt dạ dày

Bệnh co thắt dạ dày là tình trạng đau dạ dày một cách đột ngột, thường là những cơn co thắt cơ bụng, dạ dày và ruột. Cơn đau xảy ra bất ngờ và khiến người bệnh đau bụng đến mức không chịu nổi.

Những nguyên nhân chủ yếu

Thực chất, co thắt dạ dày là hệ quả của một số bất thường bên trong hệ tiêu hóa. Có thể kể đến là dạ dày mắc bệnh, động mạch chủ hoặc lá lách bị tổn thương. Ngoài ra, nhiễm trùng một số bộ phận trong cơ thể cũng gây ra chứng co thắt dạ dày. Phụ nữ khi mang thai cũng thường xuyên bị co thắt vùng dạ dày.

triệu chứng của co thắt dạ dày

Co thắt dạ dày do nhiễm trùng

  • Căng cơ bụng: Thông thường khi lao động nặng hoặc chơi thể thao quá mức độ sẽ khiến thành bụng bị căng cơ , dẫn đến co thắt dạ dày.
  • Đau nhức bụng khi đói: Cơ bụng co lại là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang đói. Triệu chứng co thắt dạ dày này sẽ được giảm nhẹ ngay lập tức khi bạn bắt đầu ăn. Mặt khác, ăn quá nhiều có thể dẫn đến đau dạ dày, cũng như các triệu chứng căng cơ khác.
  • Viêm dạ dày hoặc viêm loét dạ dày: Tình trạng viêm dạ dày, viêm loét theo đường dọc thành dạ dày thường gây đau đớn cho người bệnh, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng co thắt ở dạ dày.
  • Nhiễm trùng đường ruột: Nhiễm trùng đường ruột có thể dẫn đến các cơn co thắt ở dạ dày kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Lý do chính bởi những vi khuẩn gây ra độc tố khiến các cơ quan tiêu hóa dễ co thắt.
  • Ngộ độc: Chất độc có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Người bị nhiễm độc tố thường nôn mửa do sự co thắt mạnh trong ruột đẩy thức ăn lên trên. Dạ dày thường co thắt mạnh nhất khi người nhiễm chuẩn bị nôn hoặc có dấu hiệu buồn nôn.

Ngộ độc thức ăn có thể gây co thắt dạ dày

  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa: Bất kỳ tắc nghẽn dọc xảy ra ở hệ thống tiêu hóa có thể dẫn đến co thắt dạ dày.
  • Tích tụ nhiều khí gas: Uống nước ngọt có gas là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, việc tích tụ quá nhiều khí gas có thể làm cho các cơ co giật, khiến chúng co lại và co thắt lại để trở về kích cỡ bình thường. Do đó, hạn chế khí gas sẽ làm người bệnh trở nên dễ chịu, giảm bớt căng thẳng ở dạ dày.
  • Dị ứng thức ăn: Khi bạn không thể hấp thụ được thức ăn hoặc dị ứng với thức phẩm mình ăn vào có thể khiến dạ dày bị co thắt. Việc bị dị ứng thức ăn khiến cơ thể không hấp thụ được các chất dinh dưỡng bên trong, khi đó đường tiêu hóa bắt đầu co thắt. Ngoài ra, việc không hấp thụ được thức ăn cũng sẽ gây ra tiêu chảy.
  • Hội chứng ruột kích thích: Rối loạn chức năng ở ruột có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy, co cứng bụng. Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác hội chứng ruột kích thích, khi thức ăn trong ruột di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm cũng gây nên co thắt dạ dày.
  • Đồ uống kích thích: Ăn những loại thực phẩm hoặc những đồ uống kích thích đến dạ dày, đặc biệt là rượu bia có thể dẫn đến sự co thắt ở dạ dày.
  • Bệnh đại tràng: Những bệnh như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng thường gây ảnh hưởng nhiều đến hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến các triệu chứng co thắt dạ dày, tiêu chảy, táo bón hay chuột rút.

Co thắt dạ dày khi mang thai

Vùng dạ dày bị co thắt cũng thường xảy ra khi phụ nữ mang thai. Hầu hết các nguyên nhân gây co thắt dạ dày trong thai kỳ là vô hại, nhưng bạn nên gặp bác sĩ khi bạn bị đau, co thắt liên tục hoặc thường xuyên tái phát.

Những nguyên nhân chính bao gồm việc tích tụ khí gas do progesterone mà cơ thể người phụ nữ mang thai sản xuất, căng cơ hoặc do em bé di chuyển.

Các biện pháp khắc phục nhanh chóng

Ngay khi cơn đau xuất hiện thì bạn cần phải đế ý và ghi nhớ thời điểm, tần suất hoặc cơn đau có theo một quy luật nào hay không. Nắm được những điều đó để phát hiện sớm nguyên chính dẫn đến co thắt dạ dày. Và sau đây là cách để bạn làm giảm thiểu chứng co thắt dạ dày tạm thời mà bạn có thể tực hiện ngay tịa nhà.

Chườm nóng: Chườm nóng giúp thư giãn  cơ bụng. Điều này đặc biệt hữu ích khiến bạn cảm thấy đau quá mức do đau thắt.

Nếu tiện thì hãy chườm nóng vùng bụng và vùng lưng mỗi khi cơn đau xuất hiện.

 

chườm nóng khi co thắt dạ dày

Chườm nóng khi co thắt dạ dày có thể làm giảm nhanh cơn đau

Sử dụng hơi thở như một liệu pháp vật lý hiệu quả, cố gắng chuyển hướng cơn đau ở dạ dày sang những vị trí khác bằng hơi thở. Hãy liên tục thở nhanh và nông cho đến khi cảm thấy triệu chứng co thắt dạ dày giảm bớt.

Cố gắng phân tán tư tưởng bằng cách tìm một chỗ ngồi thoải mái và suy nghĩ về một câu chuyện nào đó cũng có thể giảm nhanh triệu chứng khó chịu này.

Nếu co thắt dạ dày  là do mất nước, hãy bổ sung các chất điện giải để bù nước.

Uống trà hoa cúc giúp  làm dịu cơn đau dạ dày và có thể  kiểm soát các cơn co thắt.

Những lưu ý trong lúc mắc bệnh và phòng ngừa bệnh

Trong quá trình bị co thắt dạ dày, người bệnh nên chọn ăn những thực phẩm mềm như cháo, xôi, hạn chế thức ăn rắn trong vòng vài giờ sau khi cơn đau xuất hiện. Những đồ ăn cay, thực phẩm nhiều chất béo sẽ làm những cơn co thắt nặng hơn do đó hạn chế tối đa những loại đồ ăn này. Tuyệt đối nói không với rượu, bia và chất kích thích.

Tắm bằng nước nóng và ngâm cơ thể trong bồn nước ấm cũng có thể giảm và phòng ngừa co thắt dạ dày.

Để có thể phòng ngừa tốt chứng co thắt dạ dày thì bạn nên thường xuyên tập luyện thể thao, những bài tập chuyên về cơ bụng khá hiệu quả đấy nhé.

Và trong những trường hợp co thắt dạ dày liên tục không dứt và tần suất tái phát thường xuyên, nôn mửa, khó thở hoặc chảy máu dạ dày thì phải nhanh chóng đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời.

 

Rate this post
1800 1125