Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị đau dạ dày

Nhiều người nghĩ rằng bệnh đau dạ dày chỉ xuất hiện ở người lớn nhưng sự thật đau dạ dày ở trẻ em  hay trẻ nhỏ không phải là trường hợp hiếm trong xã hội hiện đại này.

trẻ bị đau dạ dày

Tình trạng trẻ bị đau dạ dày ngày càng tăng

Tổng quan về đau dạ dày ở trẻ em

Đau dạ dày ở trẻ em thường xảy ra xung quanh bụng, chính xác hơn là xung quanh vùng dạ dày. Cơn đau có thể xuất phát từ bất cứ nơi nào từ ngực đến vùng bụng dưới ở trẻ nhỏ. Mặc dù những cơn đau dạ dày ở trẻ em thường không quá nghiêm trọng, tuy nhiên trong nhiều trường hợp đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác nguy hiểm liên quan đến sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị đau dạ dày?

Theo các bác sĩ thì nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em vẫn là do vi khuẩn HP. Con đường lây nhiễm có thể là từ cha mẹ hoặc người sống chung trong gia đình. Nếu như người lớn được chẩn đoán là viêm dạ dày do vi khuẩn HP mà không kỹ lưỡng trong việc ăn uống thì dễ lây sang cho trẻ hoặc những người thân khác.

trẻ đau dạ dày do căng thẳng

Trẻ em cũng bị căng thẳng khi cha mẹ thúc ép việc học

Những nguyên nhân khác gây nên những đau dạ dày cấp tính ở trẻ thường rất khó để chẩn đoán, dễ dàng lầm tưởng với chứng đau bụng thông thường. Dưới đây là những nguyên nhân có thể xảy ra:

  • Táo bón: Đời sống bận rộn cũng khiến cha mẹ không thể chăm chút hoàn toàn những bữa ăn đầy đủ trái cây tươi và rau xanh cho bé. Chế độ ăn ít chất xơ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, gây ra những cơn đau bụng.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Bị nhiễm trùng đường tiểu khiến bé đau đớn và cảm giác bỏng rát khi đi tiểu ở vùng bụng dưới, cũng như cảm thấy không thoải mái ở vùng bụng và bàng quang.
  • Viêm ruột thừa: Viêm túi ruột thừa là một trường hợp khẩn cấp về y tế, khi ruột thừa bị vỡ hoặc thủng có thể lây lan sự nhiễm trùng trong khoang bụng, gây ra những cơn đau bụng hoặc đau dạ dày dữ dội ở trẻ em. Ngoài ra, viêm ruột thừa bị rách có thể dẫn đến viêm phúc mạc, có thể gây tử vong.
  • Dị ứng thực phẩm:Nếu trẻ nhỏ bị dị ứng với thực phẩm, bé có thể bị đau quặn ở dạ dày cùng với các triệu chứng như tiêu chảy cấp, nôn mửa, da nổi mẩn.
  • Ngộ độc Chì: Việc trẻ tiếp xúc với những đồ chơi có hàm lượng chì  cũng khiến trẻ nhỏ dễ có nguy cơ bị ngộ độc chì cao. Triệu chứng bao gồm đau dạ dày kèm táo bón, trẻ có thể ngủ mê kèm cơ co giật
  • Stress căng thẳng: Không chỉ người lớn mà trẻ cũng thường xuyên bị stress căng thẳng bởi chuyện học tập hoặc những vấn đề thường ngày. Tâm lý bất ổn hiến trẻ dễ bị đau dạ dày, kèm theo triệu chứng khác như sốt, tiêu chảy, cơ thể suy nhược…

Những nguyên nhân khác dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em có thể từ những căn bệnh hoặc triệu chứng bệnh như:

  • Trào ngược axit dạ dày hoặc ợ nóng
  • Các bệnh về ruột như hội chứng ruột kích thích (Crohn), viêm loét đại tràng.
  • Loét dạ dày
  • Viêm tụy, sỏi mật

Những triệu chứng thường gặp của đau dạ dày ở trẻ nhỏ

Đau dạ dày ở trẻ thường có những triệu chứng thường gặp dưới đây:

  • Đau bụng: Triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng, đau chủ yếu ở vùng thượng vị. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau quặn lại, diễn ra trong thời gian vài chục phút đến vài giờ.
  • Nôn mửa: Triệu chứng nôn mửa không phải quá nguy hiểm khiến cha mẹ lo lắng. Nếu nôn có máu hoặc xuất hiện những dịch vàng hay dịch xanh, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ.
  • Sốt: Triệu chứng sốt cũng thường xảy ra khi trẻ bị đau dạ dày. Tuy nhiên đau dạ dày kèm theo sốt cũng không phải điều khiến cha mẹ lo lắng.

Ngoài những triệu chứng trên còn có những biểu hiện khác như trẻ nhỏ bỗng dưng chán ăn, ăn ít hơn, ợ chua..

Làm thế nào khi trẻ bị đau dạ dày?

Không nhiễm vi khuẩn HP

  • Điều đầu tiên cần làm là xác định nguyên dẫn đến tình trạng trẻ bị đau dạ dày, do căng thẳng, do ăn uống hay do nhiễm vi khuẩn HP. Khi biết được nguyên nhân mới có cách xử lý phù hợp cho trẻ.
  • Không nên ép trẻ ăn nếu như trẻ lười. Càng gây áp lực thì trẻ càng không muốn ăn chính vì thế bạn hãy kiên nhẫn tìm những cách khiến bé vừa ăn vừa vui vẻ, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
  • Đôi khi bé không ý thức đòi ăn những thức ăn chua, cay thì bạn phải nhất quyết từ chối để cho dạ dày bé được phục hồi. Uống nhiều nước và ăn những thức ăn mềm là điều mà cha mẹ cũng phải ưu tiên. Ngoài ra, khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
  • Không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, vì như vậy trẻ dễ bị trào ngược dạ dày.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhẹ để giải tỏa tâm lý trong trường hợp trẻ bị căng thẳng
  • Massage, xoa dầu, chườm ấm quanh bụng để giảm các cơn đau dạ dày hoặc đau bụng cho trẻ.

Nếu như tình trạng đau dạ dày của trẻ quá nặng thì phải đưa trẻ đến bác sĩ để được hỗ trợ kỹ hơn. Hãy thật để ý đến con em mình để phát hiện căn bệnh đau dạ dày sớm thì mới có thể điều trị triệt để được.

Các bạn có thể tham khảo thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nếu trẻ em bị đau dạ dày có nguyên nhân từ chứng trào ngược thực quản,  loét dạ dày hay viêm dạ dày, giúp giảm thiểu triệu chứng bệnh và mang đến sự khỏe mạnh cho dạ dày của trẻ.

Trường hợp trẻ nhiễm vi khuẩn HP

Nếu như trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc kháng sinh nhằm ức chế và tiêu diệt loại vi khuẩn này. Khi bản thân mình hay một người nào đó trong gia đình nhiễm vi khuẩn HP thì tuyệt đối không tiếp xúc với bé bằng đường miệng như hôn hay ăn uống chung. Nên giúp trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch tay với xà phòng để hạn chế vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây nhiễm trùng tiêu hóa.

Nhiều người nghĩ rằng bệnh đau dạ dày chỉ xuất hiện ở người lớn nhưng sự thật trẻ bị đau dạ dày không phải là trường hợp hiếm trong xã hội hiện đại này.

Trường hợp bé nhiễm vi khuẩn HP phải gặp bác sĩ để điều trị lâu dài

Xem thêm: Vi khuẩn Hp dạ dày ở trẻ em

Hãy cẩn trọng vì khi bé nhiễm vi khuẩn HP thì khó điều trị và gây ra nhiều hậu quả không mong muốn sau này.

 

Rate this post
1800 1125