Nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo nhiều chuyên gia thì hiện nay tình trạng trẻ bị nhiễm HP dẫn đến đau dạ dày không còn là chuyện hiếm. Cha mẹ phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt để không gây bất tiện cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Thế nhưng nhận biết dấu hiệu trẻ nhiễm HP như thế nào khi chúng có sự khác biệt với tình trạng ở người lớn?

vi khuẩn hp ở trẻ em thường khó nhận biết hơn

vi khuẩn hp ở trẻ em thường khó nhận biết hơn

 

Trẻ bị nhiễm Hp có nguy hiểm không?

 

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tiêu hóa ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Vi khuẩn HP được tìm thấy trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi có tới 10% trẻ em và 80% người trưởng thành thường nhiễm loại vi khuẩn này, tuy nhiên lại không có triệu chứng quá đặc biệt.

Thông thường khuẩn HP dạ dày làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét  kéo dài rồi dẫn đến ung thư. Thế nhưng, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy vi khuẩn Hp gây ung thư dạ dày ở trẻ em, nếu có thì chỉ khi trẻ trưởng thành. Chính vì thế vi khuẩn Hp được xem là không quá nguy hiểm với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng phải chữa trị dứt điểm để tránh tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến hệ tiêu hóa trẻ bị yếu đi.

Đến nay chưa có nguyên nhân chính xác về khả năng lây nhiễm của vi khuẩn HP. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng loại vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Do đó vi khuẩn HP ở trẻ em có thể lẫy nhiễm từ gia đình hoặc khu vực dân cư xung quanh với điều kiện vệ sinh không được tốt.

Dấu hiệu trẻ nhiễm Hp

Như đã phân tích ở trên thì nguy cơ mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp ở trẻ em thấp hơn nhiều so với người lớn. Và trẻ nhiễm Hp cũng khó bị biến chứng như nhiều người vẫn lo lắng. Tuy nhiên cũng phải tìm hiểu qua những dấu hiệu trẻ nhiễm Hp để kịp thời chữa trị và hạn chế những hậu quả không mong muốn dù nặng hay nhẹ.

trẻ nhiễm Hp

Hiếm khi trẻ bị ung thư dạ dày do khuẩn Hp

Thực chất, vi khuẩn HP xâm nhập vào hệ tiêu hóa thì sẽ cư ngụ trên niêm mạc dạ dày và chờ đợi cơ hội bùng phát. Thông thường phải có những tác nhân như ăn uống các loại thức ăn kích thích hay cơ thể giảm sức đề kháng thì vi khuẩn mới có thể chính thức gây bệnh.

Những triệu chứng khi trẻ nhiễm vi khuẩn HP

  • Trẻ đau vùng bụng quanh rốn hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên trẻ thường không bị ợ chua như người lớn. Trường hợp đau có thể xảy ra trong lúc ăn hoặc lúc bình thường.
  • Một số trường hợp trẻ chẳng có dấu hiệu nào ngoài việc ốm yếu, gầy gò, xanh xao và thiếu máu.
  • Hiếm khi trẻ ói ra máu, trẻ có thể nôn ói nặng hoặc tiêu chảy kèm máu tươi, màu đen giống nhựa đường nhưng khi có những triệu chứng này thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Vi khuẩn HP ở trẻ em có thể gây loét dạ dày, tuy nhiên triệu chứng không rõ ràng nên rất khó chẩn đoán cụ thể.
Trẻ nhiễm khuẩn HP rất khác so với người lớn

Dấu hiệu trẻ nhiễm khuẩn HP rất khác so với người lớn

Chẩn đoán bệnh vi khuẩn Hp ở trẻ em

  • Có thể thấy rằng dấu hiệu trẻ nhiễm Hp rất ít chứ không đa dạng như ở người lớn bởi thể trạng của trẻ khác biệt. Còn về việc vội vã cho con đi xét nghiệm bệnh cũng không được hoan nghênh. Ngay cả khi có dấu hiệu trẻ nhiễm HP thì bác sĩ cũng sẽ hỏi kỹ tiểu sử bệnh của trẻ trước khi xét nghiệm. Mục đích là tìm phương pháp an toàn và thích hợp cho từng trẻ.
  • Dương tính với HP nhưng chưa hẳn là vi khuẩn sẽ gây bệnh, vì vậy không xét nhiệm nếu bác sĩ thấy không cần thiết. Và cần lưu ý thêm, nếu gia đình có thành viên từng nhiễm HP hay bị ung thư dạ dày thì phải theo dõi trẻ thật kỹ và thăm khám ngay lập tức nếu phát hiện bất cứ triệu chứng nào ở trên.
  • Thông thường phương pháp chính để chẩn đoán vi khuẩn Hp dạ dày ở trẻ em là làm nội soi. Bên cạnh việc tìm các kháng thể HP, nội soi dạ dày cũng giúp đánh giá chính xác mực độ nặng nhẹ của vị trí tổn thương trên dạ dày, tá tràng và cả thực quản, xem có bị loét hay không.
  • Kiểm tra hơi thở bằng sử dụng C13 và xét nghiệm phân cũng là 2 phương pháp khác để tìm kháng nguyên HP dạ dày. Phương pháp kiểm tra bằng hơi thở thường áp dụng cho trẻ lớn hơn, tuy nhiên cả hai đều không giúp bác sĩ đánh giá được mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng nếu trẻ bị viêm loét dạ dày.

Cách điều trị và phòng tránh khi trẻ nhiễm vi khuẩn HP

Đa số cách điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em đều là dùng thuốc kháng sinh. Bên cạch đó bác sĩ cũng sẽ kết hợp với thuốc kháng acid hoặc thuốc ức chế acid để vô hiệu hóa hoặc ngăn chặn việc sản xuất axit ở dạ dày.

Có thể chia nhỏ 5 hoặc 6 bữa ăn mỗi ngày để trẻ nhỏ có thời gian nghỉ ngơi cũng như không để dạ dày trống trong thời gian quá dài.

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, ăn những thực phẩm được nấu chín kỹ và có nguồn gốc an toàn, hạ chế đồ ăn cay nóng cũng là cách giảm thiểu triệu chứng bệnh từ vi khuẩn HP.

Rate this post
1800 1125