Phát hiện thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh thì cần phải làm gì?
Rất nhiều người khi thấy tình trạng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh liền lấy đồng tiền xu đặt lên rốn và tin rằng sẽ khỏi. Tuy nhiên, theo bác sĩ thì việc làm đó là hoàn toàn vô ích.
- Bệnh lồng ruột, khó phát hiện và nguy hiểm với trẻ em
- Dấu hiệu trẻ nhiễm Hp rất khác so với người lớn?
Nội dung chính
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Theo nhiều thống kê cho thấy bé gái thường có nguy cao thoát vị rốn cao hơn bé trai. Bệnh này thường xuất hiện ở những trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc sinh non. Thoát vị rốn tức là vùng rốn bị trồi lên phía trên và tạo thành một khối cứng xung quanh vùng rốn của trẻ sơ sinh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh?
Dây rốn đóng vài trò quan trọng khi trẻ ở trong bụng mẹ. Đó chính là đường dẫn chất dinh dưỡng từ mẹ sang cơ thể thai nhi. Sau khi bé chào đời, bác sĩ sẽ cắt dây rốn và thắt lại. Khoảng 1-2 tuần tuổi, rốn sẽ khô lại và tạo thành lỗ rốn trên cơ thể. Đồng thời, có một lỗ nhỏ ở thành bụng, cái nối dây rốn và khoang bụng bên trong sẽ đóng lại khi trẻ lớn dần. Khi lỗ này không thể đóng kín thì dẫn đến tình trạng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.
Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm nếu biến chứng
Mặc dù bác sĩ sĩ chuyên khoa nói rằng thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh rất ít khi xảy ra biến chứng nhưng nếu biến chứng thì sẽ dẫn đến tử vong. Chẳng hạn như đoạn thoát vị rốn kéo theo ruột, lâu ngày sẽ làm tổn thương mô ruột và gây hoại tử. Chưa kể, nhiễm trùng khu vực quanh rốn bị thoát vị có thể lan dần ra ô bụng khiến trẻ đau bụng quằn quại.
Những biểu hiện của thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Cũng khá dễ để phát hiện nếu như cha mẹ quan sát kỹ rốn của trẻ sơ sinh. Ngay vị trí giữa của lỗ rốn sẽ có khối u tròn nhô lên nếu như bị thoát vị rốn. Mỗi khi trẻ mắc các chứng bệnh như ho hoặc đơn giản là khóc thì khối thoát vị phình to hơn.
Triệu chứng thoát vị rốn không gây đau, khi trẻ ngồi dậy hoặc thư giãn thì khối thoát vị sẽ trông nhỏ lại hoặc biến mất tạm thời.
Do không gây đau nên trẻ sẽ không khóc hoặc biểu hiện sự khó chịu nên cha mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện khi phát hiện những dấu hiệu trên.
Khi thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh trở nặng sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Bé bắt đầu quấy khóc do nhiễm trùng ổ bụng.
- Vùng rốn sưng đỏ bất thường.
- Bụng trẻ chướng to hơn bình thường.
- Trẻ có dấu hiệu nôn mửa, sốt cao.
Lưu ý
Bác sĩ vẫn khuyên rằng cha mẹ không nên dùng tay xoa hay ấn mạnh vào rốn với mục đích cho khối thoát vị mềm ra. Thông thường thoát vị sẽ khỏi khi trẻ lên 1 tuổi. Lúc này, cơ ở thành bụng phát triển nên sẽ có thể bít kín lỗ hở nối với rốn. Một số trường hợp cá biệt, thoát vị rốn chỉ khỏi khi bé lên 4-5 tuổi.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tìm đến phương pháp phẫu thuật nếu khi thoát vị rốn gây nhiễm trùng, sưng to hoặc kéo dài quá lâu.