Bệnh lồng ruột, khó phát hiện và nguy hiểm với trẻ nhỏ
Đây là tình trạng ruột cuộn và lồng vào nhau thường hay xảy ra ở trẻ em. Bệnh lồng ruột nếu không xử lý kịp thời thì hậu quả nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.
Nội dung chính
Bệnh lồng ruột rất nguy hiểm
Bác sĩ chuyên khoa giải thích rằng lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột co lại và chui vào một đoạn khác. Điều đó làm hẹp đường ruột và ngăn cản thức ăn di chuyển qua. Đồng thời hai đoạn ruột chèn ép lẫn nhau cũng khiến thành ruột phù nề và lượng máu cung cấp không đủ dẫn đến nhiễm trùng hay thậm chí hoại tử.
Thông thường đoạn ruột chui vào là ruột non và đoạn tiếp nhận là ruột già nên cũng gây ra cảm giác buồn nôn. Giai đoạn đầu, trẻ chỉ cảm thấy đau nhẹ nhưng dần sẽ đau nhiều hơn và đi ngoài lẫn máu. Nếu phát hiện và xử lý kịp thời thì vẫn có thể cứu thoát trẻ khỏi tình trạng tắc ruột, xuất huyết tiêu hóa. Cũng cần lưu ý rằng bệnh lồng ruột ở trẻ vẫn có nguy cơ tái phát chứ không chỉ xuất hiện một lần duy nhất. Sau khi điều trị thì nên đưa trẻ tái khám định kỳ để phát hiện dấu hiệu tái phát.
Bệnh lồng ruột do nguyên nhân nào?
Đến tận bây giờ, y học vẫn chưa tìm nguyên nhân chính xác của bệnh lòng ruột. Tuy nhiên, bệnh thường diễn ra vào mùa lạnh. Cũng có một số chuyên gia cho rằng hội chứng lồng ruột liên quan đến các loại vi khuẩn, vi rút mà đặc biệt là vi khuẩn mang tên adenovirus. Ngoài ra, các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng là tiền đề của bệnh lồng ruột ở người lớn và trẻ em.
Những dấu hiệu của bệnh lồng ruột
Bệnh lồng ruột rất khó phát hiện đặc biệt là trẻ nhỏ, lứa tuổi chưa nhận biết thế nào là đau. Do đó, cha mẹ cần phải quan sát trẻ kỹ để nhận ra những triệu chứng bệnh lồng ruột cơ bản nhất:
- Sốt nhẹ nhưng kéo dài, mệt mỏi và bỏ bú, bỏ ăn.
- Phân lẫn máu tươi và dịch nhầy của đường ruột.
- Trẻ khóc thét và đồng thời co chân trước ngực, ôm bụng vì những cơn đau. Lưu ý rằng cơn đau ngắt quãng nhưng tái phát với tần suất đều đặn.
- Bụng trẻ có thể có những khối u bất thường.
Phương pháp chữa trị bệnh lồng ruột
Nếu như đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời thì cũng không quá khó chữa trị. Bác sĩ sẽ tháo đoạn ruột bị lồng bằng phương pháp bơm hơi. Lượng hơi được bơm qua đường hậu môn và làm căng đoạn ruột lồng khiến chúng tách khỏi nhau. Thông thường tỷ lệ thành công khá cao, lên đến 90% với điều kiện cần là cấp cứu kịp lúc.
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nếu như bơm hơi không cải thiện được chứng lồng ruột hoặc lồng ruột kèm khối u và bị hoại tử.