Đau dạ dày đi ngoài lỏng – Cần chú ý để phòng ngừa nguy hiểm

Rất nhiều người gặp phải tình trạng vừa đau dạ dày vừa đi ngoài phân lỏng dạng tiêu chảy nhẹ. Hiện tượng này khiến họ lo lắng không biết mình bị làm sao? Có nguy hiểm gì đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng qua những phân tích dưới đây.

Nguyên nhân gây đau dạ dày đi ngoài lỏng

Đi phân lỏng là triệu chứng tiêu chảy hay gặp, nếu do rối loạn thông thường thì tình trạng này kéo dài khoảng 4 ngày là bệnh sẽ tự hết. Còn đối với tình trạng đau dạ dày rất có thể là nguyên nhân của các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm hang vị,…
Đi phân lỏng kèm theo triệu chứng đau dạ dày bệnh nhân nên cẩn trọng bởi đây không chỉ là tình trạng rối loạn tiêu hóa hay đau dạ dày đơn thuần mà rất có thể tiềm ẩn những nguyên nhân nguy hiểm:

1. Đau dạ dày đi ngoài phân lỏng do bệnh lý

Người mắc các bệnh sau cũng có thể gây ra triệu chứng đau bụng kèm theo đi ngoài phân lỏng như nhiễm trùng các cơ quan bên trong như nhiễm trùng ruột, thận, lách, tuyến mật….

đau dạ dày đi ngoài lỏng

Đau dạ dày đi ngoài lỏng do bệnh lý

2. Đau dạ dày đi ngoài lỏng do sinh lý

Cơ thể không dung nạp lactose là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Có thể bạn quan tâm:

Cách loại trừ triệu chứng đau dạ dày đi ngoài phân lỏng

Đau dạ dày, đi ngoài lỏng ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh cả về sức khỏe lẫn sinh hoạt hàng ngày. Do đó cần sớm có phương pháp đẩy lùi bệnh sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

– Bổ sung thêm vào thực đơn mỗi ngày nhiều chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh và củ quả như khoai lang, bắp ngô, các loại rau có màu xanh.
– Giảm ăn các loại thực phẩm chiên xào, giàu chất béo, khó tiêu hóa nhiều như dầu mỡ hoặc thực phẩm giàu chất đạm.
– Kiêng tuyệt đối rượu bia, cà phê… và những chất có thể kích ứng nhu động ruột.
– Nên bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể, vì tiêu chảy phân lỏng khiến cơ thể mất rất nhiều nước.

2. Dùng thuốc trị đau dạ dày đi ngoài lỏng

Sử dụng các thuốc chống tiêu chảy để ngăn ngừa tình trạng bị đi ngoài phân lỏng. Việc dùng thuốc trị tiêu chảy cần dùng đúng liều lượng, thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ tránh gặp phải tác dụng phụ gây táo bón từ những loại thuốc này.

Thuốc trị đau dạ dày

Thuốc trị đau dạ dày hiệu quả cho người bệnh

Đối với triệu chứng đau dạ dày người bệnh có thể mua thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tại các hiệu thuốc trên toàn quốc để sử dụng. Yumangel có khả năng trung hòa acid, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng cường chức năng hoạt động của dạ dày. Bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc dạ dày chữ Y có thể giảm nhanh triệu chứng đau, nóng rát thượng vị, ợ hơi ợ chua, buồn nôn chỉ sau vài phút.

Trong thời gian điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng bằng các cách trên người bệnh cần phải theo dõi tình hình sức khoẻ. Nếu triệu chứng của bệnh không được khắc phục triệt để mà vẫn thường xuyên tái phát và có những dấu hiệu bất thường khác xuất hiện, ngay lập tức nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Cách phòng tránh đau dạ dày đi ngoài lỏng hiệu quả

Đau dạ dày thường xuất hiện bất chợt và kéo dài. Đồng thời tần suất cơn đau ngày một xuất hiện dày đặc khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy lo âu, mệt mỏi. Chính vì vậy, trong cuộc sống hằng ngày bạn nên có một thói quen sinh hoạt khoa học để phòng tránh:

+ Điều chỉnh thói quen ăn uống

Để phòng bệnh đau dạ dày một cách hiệu quả, cần thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học, điều độ.

Ăn uống khoa học

Ăn uống khoa học để phòng tránh bệnh

  • Hàng ngày, cần cung cấp đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều, hãy ăn khẩu phần vừa phải, ăn nhiều bữa trong ngày, đúng giờ theo nhịp sinh học của cơ thể.
  •  Cần đảm bảo ăn uống vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, ăn chín uống sôi nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây bệnh viêm dạ dày, đau dạ dày đi ngoài lỏng.
  • Thực hiện việc ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng hoạt động cho dạ dày.
  • Không nên ăn trước khi đi ngủ hoặc vận động ngay sau khi ăn.
  • Tránh xa các loại thực phẩm cay, chứa nhiều axit, chất kích thích…

+ Giảm cân đối với người béo phì

Ở người béo, dịch dạ dày sẽ bị dư thừa và đẩy acid tràn vào thực quản gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua.

Do đó, bạn cần kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý nhất không chỉ phòng bệnh dạ dày mà còn phòng tránh được rất nhiều bệnh khác.

+ Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau chính là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày bởi chúng có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày, gây chảy máu dạ dày, thậm chí vết loét xuất hiện suốt thời gian dài mà không biểu hiện triệu chứng nào.

+ Tránh căng thẳng

Dạ dày thường có các triệu chứng buồn nôn, khó tiêu và thường bị nhiều nhất khi bạn căng thẳng, lo lắng. Để bệnh không trở nên nghiêm trọng, bạn cần cho mình thời gian thư giãn, nghỉ ngơi tránh lo lắng, căng thẳng.

+ Tăng cường vận động

Việc làm này không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng, duy trì sức khỏe cơ thể mà còn giúp phòng bệnh tật, trong đó có đau dạ dày.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là tình trạng gây khó chịu mệt mỏi cho người bệnh do đó ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, chúng ta cần có biện pháp phòng tránh tốt nhất để tình trạng này không tái diễn. Nếu triệu chứng nghiêm trọng, kèm các dấu hiệu khác như sốt, nôn mửa,… cần sớm thăm khám tìm ra chính xác nguyên nhân và chữa bệnh theo phác đồ của bác sỹ chuyên khoa.

Rate this post
1800 1125