Viêm ruột là bệnh gì và điều trị thế nào?
Viêm ruột là tình trạng viêm xảy ra ở ruột gây ra do cả vi khuẩn lẫn virus. Bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng mạn tính đều thuộc bệnh này. Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh.
Nội dung chính
Nguyên nhân nào gây viêm ruột?
Có nhiều nguyên nhân gây viêm ruột, nếu bị viêm ruột do nhiễm khuẩn, nguyên nhân đầu tiên là do ngộ độc thức ăn. Khi ăn uống thực phẩm bẩn có chứa vi khuẩn, những vi khuẩn này có thể đi vào cơ thể và gây ra viêm ruột.
Nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn thức ăn như xử lý thực phẩm không đúng cách, vệ sinh kém khi chế biến. Các loại thức ăn thường gây ngộ độc thực phẩm là thịt gia cầm sống và các loại thịt, sữa chưa tiệt trùng, sản phẩm chưa qua nấu chín.
Viêm ruột cũng có thể do nhiễm khuẩn hay virus phổ biến là:
+ Esscherichia coli: thường gọi là E. coli, loại virus gây những triệu chứng như đau bụng và sốt, đi ngoài ra máu.
+ Salmonella: vi khuẩn phổ biến gây tiêu chảy, sốt và đau bụng.
+ Camoylobacter jejuni: vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm.
+ Shigella: vi khuẩn gây bệnh lỵ trực khuẩn ảnh hưởng đến ruột.
+ Staphylococcus aureus: vi khuẩn chứa 7 chất độc có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
+ Yersinia enterocolitica: Gây tiêu chảy nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
Các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ruột khác có thể kể đến là do tiếp xúc với người hoặc động vật bị bệnh nhưng nguyên do này ít phổ biến hơn.
Nguyên nhân nữa là do xạ trị, không chỉ có tế bào ung thư mà còn có những tế bào khỏe mạnh bị xạ trị tiêu diệt (bao gồm các tế bào ở miệng, dạ dày và tế bào ruột) khi áp dụng phương pháp điều trị này.
Một số yếu tố nguy cơ bao gồm:
-Thành viên trong gia đình bị viêm ruột
-Uống nước chưa qua xử lý hoặc nước bị ô nhiễm
Những triệu chứng thường gặp của bệnh
-Sốt
-Chán ăn
-Buồn nôn
-Nôn
-Đau bụng bất thường
-Đại tiện ra máu/ phân nhiều nhầy
-Tiêu chảy nặng và cấp tính.
Điều trị tình trạng viêm ruột như thế nào?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng việc khám lâm sàng, xét nghiệm máu hoặc cấy phân.
Nếu muốn xác định chính xác bị nhiễm loại khuẩn nào, sẽ dùng phương pháp nuôi cấy phân (dù cách kiểm tra này không phải lúc nào cũng đem lại kết quả).
Trong những trường hợp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi đại tràng hoặc nội soi dạ dày-tá tràng để nhìn rõ bên trong ruột hoặc sinh thiết để chẩn đoán.
Bạn cũng có thể sẽ cần chụp X-quang hoặc CT và MRI để được chẩn đoán chính xác hơn.
Nếu bệnh nhẹ, thường sẽ không cần đến điều trị vì bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Đối với các triệu chứng tiêu chảy, cần phải bổ sung nước, điện giải tránh tình trạng mất nước.
Trường hợp bị tiêu chảy cấp, sẽ cần truyền dịch tĩnh mạch, uống thuốc hoặc thậm chí là nhập viện. Với trẻ em, mất nước sẽ cần được chăm sóc y tế và truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
Nếu bị viêm ruột do phóng xạ, bác sĩ có thể phải thay đổi xạ trị hoặc ngừng hẳn liệu pháp này. Thậm chí bệnh nhân có thể cần phải được phẫu thuật để loại bỏ một phần ruột non bị tổn thương.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể kiểm soát viêm ruột nhờ biện pháp như:
-Rửa tay cẩn thận trước khi ăn, khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh.
-Không sử dụng các thức uống không hợp vệ sinh như nước từ dòng suối, nước giếng và nước chưa được đun sôi.
-Nên ăn thực phẩm được nấu chín kỹ và bảo quản đúng cách.
-Hạn chế/ bỏ hút thuốc và uống rượu bia.
Viêm ruột có nguyên nhân phổ biến nhất là nhiễm trùng đường tiêu hóa. Do đó, chúng ta cần cẩn trọng khi lựa chọn thực phẩm, chế biến đúng quy cách và rửa tay trước khi ăn là biện pháp đơn giản nhất để phòng tránh bệnh. Bên cạnh đó cần chú ý các triệu chứng và thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp.