Rất nhiều người không biết thoát vị hoành là bệnh gì?
Thoát vị hoành là sự nhô lên của phần trên của dạ dày thông qua cơ hoành – cơ dạng hình vòm phân chia hai khoang ngực và bụng. Có nghĩa là một phần của dạ dày bất thường nhô ra vào trong khoang lồng ngực. Ai hay mắc bệnh này, phải điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin bệnh dưới đây.
Nội dung chính
Nguyên nhân gây ra thoát vị hoành là gì?
Thoát vị hoành thường không xác định được nguyên nhân chính xác. Thông thường, thực quản đi vào dạ dày của bạn thông qua một khe hở trong cơ hoành. Bệnh xảy ra khi các mô cơ bắp xung quanh khe hở này trở nên yếu đi.
Có thể nguyên nhân là do:
-Tổn thương khu vực cơ hoành
-Được sinh ra với một khe hở lớn bất thường ở dạ dày (khuyết tật bẩm sinh)
-Áp lực liên tục và dữ dội vào các cơ bắp xung quanh, chẳng hạn như khi ho, nôn mửa hoặc căng thẳng trong thời gian đi cầu, hoặc trong khi nâng vật nặng.
Những ai thường mắc phải thoát vị hoành?
Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc thoát vị hoành. Tuy nhiên những người ở độ tuổi trên 50 và phụ nữ thừa cân dễ mắc bệnh hơn.
Có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị cơ hoành do áp lực ở bụng tăng như béo phì, mang thai, ho, táo bón lâu dài, thắt bụng khi đại tiện hay bị thương ở bụng. Ngoài ra độ tuổi trên 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc thoát vị hoành cao hơn bình thường.
Triệu chứng của thoát vị hoành là gì?
Thường thì người bệnh không có triệu chứng, nhưng nếu có thì các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 giờ đồng hồ sau bữa ăn. Các triệu chứng bao gồm: ợ nóng, đau ngực; ợ hơi hoặc có thể bị khó nuốt.
Việc nằm xuống hoặc co người càng làm cho tình trạng ợ nóng tệ hơn.
Một biến chứng gây ra do sự kích ứng ở thực quản là xuất huyết.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Hầu hết các trường hợp thoát vị hoành đều nhẹ và phần lớn không có triệu chứng nghiêm trọng, trong trường hợp gây khó chịu và đau đớn, có thể dẫn đến trào ngược. Trào ngược là hiện tượng axit trong dạ dày dâng cao và trào ngược vào thực quản, dẫn đến các biến chứng khác ở dạ dày và họng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị thoát vị hoành?
Để tìm ra bệnh, bác sĩ có thể tiến hành nội soi, chụp X-quang thực quản cản quang. Ở phương pháp nội soi, bác sỹ dùng một ống có đèn nhỏ với máy quay nhỏ gắn ở đầu được đưa vào thực quản. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành đo áp lực thực quản để xác định có áp lực thấp tại nơi mà thực quản và dạ dày giao nhau.
Mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng. Mục tiêu chính cần đạt là thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng. Nâng đầu giường từ 10-15 cm (với đồ kê cứng) có thể ngăn dịch vị trào ngược và đến thực quản trong lúc ngủ.
+ Có thể điều trị bằng thuốc như:
-Antacids, thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày.
-Các loại thuốc giảm sản xuất acid, gồm famotidine, ranitidine hoặc thuốc ức chế bơm proton như omeprazole.
Thuốc dạ dày chữ Y –Yumangel có khả năng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kiểm soát hiệu quả triệu chứng trào ngược, buồn nôn, nôn,… vì thế bên cạnh việc thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sỹ, bệnh nhân thể tham khảo sử dụng thêm thuốc Yumangel tại nhà.
Nếu triệu chứng không được khắc phục hoặc xảy ra những biến chứng như sẹo, loét, xuất huyết thì cần thực hiện phẫu thuật.
+ Điều trị phẫu thuật:
- Mê toàn thân và giãn cơ.
- Đường mổ: Thường dùng là đường ngang trên rốn bên trái, cũng có thể sử dụng đường giữa trên rốn, đường cạnh giữa hay đường dưới sườn.
- Kỹ thuật mổ (thoát vị hoành bẩm sinh qua Bochdalek).
Nếu có túi thoát vị, nên cắt bỏ túi. Gặp trong 20% trường hợp.
- Xử lý lỗ thoát vị:
Nếu lỗ nhỏ: Dùng chỉ không tiêu 2/0 hay 3/0 khâu đóng lại.
Nếu lỗ lớn: Cần cân nhắc giữa khâu một thì hay dùng miếng vá nhân tạo.
- Đóng đường mổ bụng
- Đặt dẫn lưu ngực nếu cần.
Phòng tránh mắc bệnh thoát vị hoành
Những thói quen sinh hoạt dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị hoành:
-Giảm cân nếu bạn thừa cân
-Ăn chậm, chia nhỏ bữa ăn trong ngày thay vì ăn 1-2 bữa lớn
-Tránh những thức ăn làm ợ chua như: socola, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt…
– Có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, stress
– Tránh sử dụng các chất cồn, kích thích như rượu, bia, thuốc lá, trà đặc,…
Nếu bạn bị chẩn đoán là bị thoát vị hoành và bạn có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, không thể đại tiện, khó thở, hãy gọi ngay cho bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở mỗi người. Chính vì thế cần thông qua thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.