Người bệnh đau dạ dày có được ăn dứa không?

Dứa là trái cây được nhiều người ưa thích bởi vị thanh, chua và giải nhiệt khá tốt. Tuy nhiên, với một số người bệnh thì lại được các bác sĩ chuyên khoa khuyên không nên ăn dứa, trong đó có những người bệnh đau dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi người bệnh đau dạ dày có nên ăn dứa không nhé.

Lợi ích của dứa đối với sức khỏe

Dứa không chỉ là một loại quả thơm, ngọt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin A, B1, B2, PP, C. Ngoài ra, dứa còn là một nguồn dồi dào các khoáng chất canxi, kali, mangan…

Những tác dụng nổi bật của dứa đối với sức khỏe bao gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch. Dứa có khả năng cung cấp 50% lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cho cơ thể, bảo vệ tế bào  khỏi tổn thương bên ngoài, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch.
  • Cải thiện hệ xương vững chắc. Hàm lượng Canxi và Mangan cao trong dứa giúp thúc đẩy phát triển xương khớp. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, Mangan trong dứa còn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương.
  • Tăng cường thị lực. Dứa chứa nhiều Vitamin C và chất chống Oxy hóa cao, qua đó có thể giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa điểm vàng thường gặp ở người cao tuổi.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa. Dứa có nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, bảo vệ hoạt động đường ruột. Ngoài ra, loại enzym có tên Bromelain trong dứa giúp phân hủy Protein, giảm thiểu các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy…
  • Ngăn ngừa đông máu. Bromelain trong dừa ngoài hỗ trợ tiêu hóa còn có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa đông máu hiệu quả.
Quả dứa có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Quả dứa có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Bên cạnh những lợi ích liên quan đến sức khỏe, việc ăn dứa không phải lúc nào cũng tốt cho mọi người.

  • Phản ứng dị ứng. Dứa là loại quả có đặc tính làm mềm thịt, một số người khi ăn vào có thể bị sưng ở lưỡi, môi hay má.
  • Tăng lượng đường trong máu. Hàm lượng đường và lượng carbonhydrate cao trong dứa có thể làm tăng đột ngột lượng đường trong máu cho cơ thể nếu ăn quá nhiều một lúc.
  • Có hại cho răng. Dứa là loại trái cây có tính axit cao, khi ăn vào có thể gây ra các phản ứng hóa học trong miệng. Với những người gặp vấn đề về răng miệng, sau khi ăn dứa có thể cảm thấy đau răng hoặc ê buốt chân răng.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai. Nếu bà bầu ăn quá nhiều dứa, các enzyme bromelain sẽ làm kích thích co thắt ở tử cung, nếu không may có thể dẫn đến sảy thai.

Giải đáp của bác sĩ cho câu hỏi đau dạ dày có nên ăn dứa không?

Dứa là một loại trái cây bổ ích, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày có ăn được dứa không thì lại là vấn đề khác.

đau dạ dày có nên ăn dứa không

Đau dạ dày không nên ăn dứa bởi vì loại trái cây này chứa nhiều chất bào mòn niêm mạc

Nguyên nhân những người bị đau dạ dày không nên ăn dứa là do trong loại quả này chứa nhiều axit có tác động làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, một số loại enzyme có trong dứa sẽ tiêu diệt protein và gây kích ứng dạ dày. Tất cả chúng đều dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.

Đặc biệt hơn, dứa sẽ là hung thần với hệ tiêu hóa khi bạn ăn nó lúc bụng đói, chất axit trong dứa tươi khiến dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn và khiến dạ dày cồn cào, khó chịu.

Công dụng của dứa đối với người bị trào ngược axit

Enzyme Bromelain trong dứa đặc biệt hữu ích với những người bị trào ngược axit dạ dày. Mặc dù dứa là loại quả có tính axit cao, tuy nhiên sự ảnh hưởng của dứa đối với những người thường xuyên bị trào ngược axit dạ dày lại tùy thuộc vào từng người.  Việc ăn dứa cũng rất hữu ích đối với những người sử dụng thuốc giảm nồng độ axit dạ dày, khi độ PH dạ dày về mức ổn định, triệu chứng ợ nóng và các triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản sẽ giảm đi một cách đáng kể.

Thay thế bằng một số loại trái cây tốt cho dạ dày

Nếu như muốn bổ sung chất xơ và vitamin trong quá trình điều trị đau dạ dày mà không thể ăn dứa thì bạn có thể chọn một số trái cây khác.

Chuối

chuối tốt cho dạ dày

Ăn chuối tốt cho dạ dày

Chuối cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng không kèm dứa như vitamin B6, A, C, canxi, magie, sắt… Và nó hoàn toàn vô hại với hệ tiêu hóa. Chuối mềm dễ tiêu hóa và sẽ không làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên lưu ý quan trọng là không nên ăn chuối lúc bụng đói vì có thể phản tác dụng.

Đu đủ chín

đu đủ chín tốt cho dạ dày

Đu đủ xanh có hại cho dạ dày nhưng đu đủ chín lại rất tốt

Từ xưa đến nay, ông bà vẫn thường bảo là đu đủ giúp nhuận trường khá tốt. Đồng thời, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng đu đủ sống (xanh) có hại cho dạ dày nhưng đu đủ chín thì lại rất tốt cho dạ dày. Trước hết, đu đủ chín kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, tiêu thụ thức ăn nhanh và hạn chế chứng đầy bụng, thậm chí có thể cải thiện bệnh táo bón lâu ngày. Tiếp đến, đu đủ chính có chứa papain và chymopapain  là 2 loại enzyme có lợi cho dạ dày. Chúng giúp hệ tiêu hóa tăng cường sản sinh acid hữu cơ có lợi cho dạ dày.

Tổng kết

Đừng để quá trình ăn uống không khoa học ảnh hưởng đến việc điều trị cũng như phòng ngừa đau dạ dày. Những người bệnh đau dạ dày không nên ăn hoặc nên hạn chế ăn dứa là lời khuyên mà bất cứ ai cũng nên nhớ. Hãy bổ sung thêm những loại trái cây, rau củ quả có lợi cho dạ dày trong khẩu phần ăn. Hy vọng với những thông tin trên thì bệnh đau dạ dày không còn là nỗi ám ảnh của mọi người nữa.

Rate this post
1800 1125