Chứng khó tiêu – dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn

Chứng khó tiêu thường là dấu hiệu của một hay nhiểu vấn đề tiềm ẩn như là trào hơi dạ dày-thực quản, viêm loét dạ dày hoặc các bệnh rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng này hay tái diễn đều đặn và sự khó chịu ở phần trên của bụng.

Nguyên nhân nào gây ra chứng khó tiêu?

Khó tiêu được coi là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Một số bệnh có thể gây ra như:

– Trào ngược dạ dày-thực quản (GERD): Một tình trạng khi axit dạ dày dội ngược lên thực quản. Axit có thể gây kích ứng và thậm chí làm hư hại niêm mạc họng của bạn;

– Béo phì làm tăng nguy cơ mắc chứng khó tiêu

– Căng thẳng hoặc quá lo lắng

– Hội chứng ruột kích thích (IBS): Sự co thắt bất thường của đại tràng.

– Viêm dạ dày, thường là do Helicobacter pylori

-Loét dạ dày

-Ung thư dạ dày

– Thuốc: Một số thuốc cũng gây ra chứng khó tiêu như Aspirin và nhóm thuốc giảm đau, thuốc có chứa nitrat, Estrogen và thuốc tránh thai, thuốc steroid, một số thuốc kháng sinh,…

khó tiêu

Chứng khó tiêu tái diễn thường xuyên

Triệu chứng khó tiêu gồm những gì?

Vì khó tiêu có thể là một triệu chứng của các căn bệnh tiềm ẩn khác nên bệnh nhân cần chú ý đến những biểu hiện nghiêm trọng sau:

-Nôn mửa nặng hoặc có máu trong chất nôn

-Giảm cân không rõ nguyên nhân

-Khó nuốt

-Tức ngực

-Vàng da, vàng mắt

-Khó thở

-Ợ nóng.

Chẩn đoán và điều trị chứng khó tiêu

+ Chẩn đoán

-Thăm khám sơ bộ: Hỏi về tình trạng, tiền sử bệnh, các thuốc đang dùng,…

-Nội soi: Đưa một ống mỏng dài với máy ảnh vào dạ dày để tìm hiểu bên trong một cách chi tiết

Nội soi kiểm tra các chức năng dạ dày

-Kiểm tra pylori H(s): Nhóm các xét nghiệm được sử dụng để tìm H pylori, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên phân, xét nghiệm hơi thở hoặc xét nghiệm máu.

-Xét nghiệm chức năng gan: gan sản xuất mật – một chất lỏng sử dụng để phá vỡ các chất béo. Có vấn đề ở gan có thể làm giảm sản xuất mật và dẫn đến chứng khó tiêu;

-X-quang và siêu âm bụng: để kiểm tra nếu có bất kỳ sự tắc nghẽn nào trong dạ dày của bạn.

+ Điều trị

Điều trị nhằm mục đích để làm giảm triệu chứng của chứng khó tiêu, giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong đó quan trọng nhất là điều trị các bệnh gây ra nó. Do đó, các bác sĩ dùng thuốc kê toa và các điều trị hỗ trợ khác phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh.

Như vậy để điều trị dứt điểm chứng khó tiêu cần kiểm tra, xét nghiệm làm rõ nguyên nhân và điều trị từ nguyên nhân bệnh. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để ngăn chặn triệu chứng bệnh tái phát.

Đối với chứng khó tiêu do trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, ăn uống không khoa học,… bệnh nhân có thể dùng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng như đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn,…

Một số biện pháp tại nhà có thể giảm bớt chứng khó tiêu như:

+ Pha một cốc trà gừng để uống sau khi ăn, uống ngay trà còn nóng sẽ giúp bạn giải tỏa chứng đầy bụng khó tiêu này.

uống trà bạc hà

Trà bạc hà giúp giảm đầy bụng, khó tiêu

+ Dùng 2 muỗng nước cốt chanh, 1 muỗng mật ong và một vài lát gừng đập dập cho vào ly, sau đó đổ một lượng nước ấm vừa đủ vào và dùng nước này để uống từng ngụm nhỏ giúp cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu đáng kể. Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một vài lát gừng tươi đã được rửa sạch rồi chấm với muối và nhai.

+ Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc dùng bạc hà để giã nát để lấy nước uống cũng có thể sử dụng lá bạc hà để ăn trực tiếp.

+ Sử dụng túi chườm nóng và chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng, be sườn sẽ giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu rất tốt.

Cách phòng tránh, ngăn ngừa chứng khó tiêu

Ngoài việc tìm ra nguyên nhân và tích cực điều trị theo phác  đồ của bác sỹ, chúng ta cần kết hợp một số thói quen sinh hoạt

-Chế độ sinh hoạt phù hợp

. Ăn lượng thức ăn phù hợp cho mỗi bữa, không ăn quá nhiều

. Tránh ăn đêm quá muộn nếu bạn bị khó tiêu lúc đêm

. Tránh các thức ăn cay, béo có thể kích thích chứng ợ nóng

. Ăn chậm, nhai kỹ

. Cố gắng bỏ hoặc giảm hút thuốc.

. Giữ trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

. Giảm lượng cà phê, nước ngọt, và rượu

. Tham khảo ý kiến bác sĩ để thay thế các loại thuốc gây kích ứng niêm mạc dạ dày như NSAIDs và aspirin.

. Giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Khó tiêu có thể chỉ là triệu chứng nhẹ, thoáng qua, ít xuất hiện và không gây ảnh hưởng gì nhưng đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh đường tiêu hóa, thậm chí là bệnh nguy hiểm không thể xem nhẹ. Chính vì thế khi bị khó tiêu, chướng bụng thường xuyên, kèm theo một số triệu chứng khác như chán ăn, đau bụng, nôn mửa, sốt,… bệnh nhân cần sớm  thăm khám để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục kịp thời.

Rate this post
1800 1125