“Thủ phạm” gây ra triệu chứng buồn nôn sau khi ăn
Nhiều người phàn nàn về triệu chứng buồn nôn sau khi ăn khiến họ cảm thấy bữa ăn không được trọn vẹn, thậm chí có người còn sợ và lo âu trong mỗi bữa ăn. Dấu hiệu này không chỉ là do thức ăn mà còn có thể cảnh báo bạn đang mắc một số căn bệnh nào đó. Hãy cùng tìm ra “thủ phạm” gây ra tình trạng này.
Đọc thêm: Buồn nôn khi đói là mắc bệnh gì?
Nội dung chính
Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi ăn
Buồn nôn ngay sau khi ăn chính là tín hiệu gửi từ não cho thấy bạn đang gặp phải một hay nhiều các bệnh sau đây:
– Rối loạn ăn uống, ngộ độc thức ăn: Đây được xem là nguyên nhân cơ bản và thường gặp của hiện tượng buồn nôn sau khi ăn. Nếu như bị ngộ độc thức ăn sau khi ăn, ngoài cảm giác buồn nôn, người bệnh còn cảm thấy chóng mặt, đau đầu, khó chịu, da xanh tái.
– Rối loạn hệ thống tiền đình: Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn sau khi ăn. Ngoài buồn nôn, người bệnh còn có cảm giác mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu, ù tai.
– Mắc bệnh dạ dày: Buồn nôn sau khi ăn là triệu chứng đau dạ dày thường gặp. Người bệnh đau dạ dày có chức năng tiêu hóa bị giảm sút, niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích và gây ra dấu hiệu buồn nôn sau khi ăn, kèm theo đó là chướng bụng, đầy hơi, ợ nóng, đau vùng thượng vị.
– Bệnh viêm tụy: Đối với căn bệnh này, thông thường sau khi ăn xong, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, đau tức bụng âm ỉ hoặc dữ dội bên phải phía trên.
– Vấn đề về túi mật: Có cảm giác buồn nôn sau khi ăn có thể bạn đang gặp các vấn đề túi mật. Ngoài cảm giác này bạn có cảm thấy đau bụng trên, ợ nóng, đầy hơi rất khó chịu.
Ngoài những nguyên nhân chính nói trên, hiện tượng buồn nôn sau khi ăn cũng có thể là dấu hiệu của các chứng bệnh khác như viêm ruột thừa, trào ngược dạ dày thực quản, phụ nữ ốm nghén, mắc bệnh liên quan đến huyết áp và tim, viêm thận.
Buồn nôn sau ăn thế nào là nghiêm trọng?
Buồn nôn sau ăn do ngộ độc thực phẩm hoặc do các bệnh lý gây ra đều khá nghiêm trọng, không thể chủ quan hoặc xử lý không đúng cách vì có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Một vài những dấu hiệu nghiêm trọng đi kèm với chứng buồn nôn sau ăn cần được chú ý như:
+ Chóng mặt, choáng váng
+ Sốt, ớn lạnh
+ Nôn ra máu
+ Tiêu chảy nhiều lần sau khi ăn
+ Bụng cứng, căng chướng nhiều giờ không thuyên giảm
+ Nôn nhiều, khát, khô môi và miệng, tiểu ít,…
Cách khắc phục tình trạng sau khi ăn bị buồn nôn
Nếu buồn nôn xuất hiện sau khi ăn do thức ăn hay do phụ nữ ốm nghén thì không có gì đáng lo ngại, bạn cần tránh những thực phẩm đã khiến mình ăn vào khó chịu, phụ nữ mang thai có thể chia nhỏ bữa ăn để giảm tình trạng này.
Các bệnh lý tiền đình, tụy, mật, huyết áp,… cần thăm khám sớm để chữa dứt điểm các bệnh này giúp bệnh nhân ăn uống ngon hơn.
Rất nhiều trường hợp buồn nôn khi ăn xong là do triệu chứng của bệnh dạ dày, kèm theo buồn nôn là một số dấu hiệu như chướng bụng, khó tiêu, ợ, trào ngược.
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel trước hoặc sau khi ăn để khắc phục các triệu chứng đó. Yumangel là biệt dược hỗ trợ điều trị triệu chứng các bệnh dạ dày do có khả năng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, kiểm soát hiệu quả trào ngược, ợ, đau thượng vị, buồn nôn,…
Ngoài việc uống thuốc chữa bệnh, hãy thử ngay 1 số mẹo dưới đây để cải thiện:
– Húng quế: Cho 1 nắm lá húng quế khô vào ly, chế vào 200ml nước sôi và để khoảng 5 phút, uống nước này sẽ giảm nhanh cơn buồn nôn.
– Nước ấm: Uống 1 ly nước ấm và kết hợp ăn một quả chuối chín sẽ giúp làm dịu bụng, giảm buồn nôn hiệu quả.
– Trà quế: Uống 1 ly trà quế hoặc nhâm nhi 1 nhánh quế nhỏ sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giúp đường ruột ổn định hơn.
– Trà gừng: Uống 1 ly trà gừng ấm sẽ làm giảm nhanh các cơn đau bụng, giúp ổn định tiêu hóa và tan biến các cơn buồn nôn.
– Dùng tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và trấn an được tinh thần cũng như các cơ quan trong cơ thể. Uống 1 ly trà bạc hà hoặc thoa dầu bạc hà lên bụng có công dụng rất tốt.
Cách phòng tránh, ngăn ngừa tình trạng buồn nôn sau khi ăn
Bữa ăn là sự “hưởng thụ”. Tuy nhiên, với một số người, nó lại là “nỗi ám ảnh” vì sau ăn, họ thường xuyên có cảm giác đau bụng, buồn nôn… Để phòng tránh chứng buồn nôn sau khi ăn, ngoài việc tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh gây ra nó, bệnh nhân cần chú ý đến thực phẩm có thể khiến chứng buồn nôn tái phát mạnh hơn như hải sản, đồ sống, đồ uống có cồn, thực phẩm chua, cay, nóng,… Nếu những đồ ăn thực phẩm này là “thủ phạm” hoặc yếu tố góp phần thì nên hạn chế sử dụng.
Kiêng khem một số thực phẩm bất lợi đồng thời phải chú ý đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
Bạn cũng có thể chia bữa ăn của mình ra thành nhiều bữa trong ngày để có thể giảm sự kích thích dạ dày. Bổ sung thêm những loại vitamin và muối khoáng cần thiết.
Tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn xong.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng buồn nôn sau khi ăn, nếu xuất hiện triệu chứng này thường xuyên bạn nên thăm khám sớm để tránh bệnh nặng nguy hiểm, đặc biệt là khi nôn mà kèm theo các triệu chứng nôn ra máu, đau bụng dữ dội, sốt, hôn mê,…