Làm rõ bệnh xung huyết dạ dày là gì?
Hiện nay tỉ lệ người mắc xung huyết dạ dày ngày càng tăng do biến chứng từ việc đau viêm dạ dày kéo dài cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Hiểu rõ về bệnh này sẽ giúp chúng ta chủ động phòng tránh cũng như điều trị tích cực nếu không may mắc bệnh này.
Nội dung chính
Xung huyết dạ dày là gì?
Xung huyết dạ dày là hiện tượng niêm mạc vùng hang vị bị viêm loét (hang vị là nơi chịu tác động lưu trú thức ăn, axit dạ dày và là nơi hoạt động của vi khuẩn). Nếu không chữa trị kịp thời và hiệu quả bệnh sẽ trở thành mãn tính hoặc biến chứng thành viêm xung huyết dạ dày tức là xung huyết ở dạ dày kèm theo viêm. Bệnh khi ở giai đoạn nặng rất khó điều trị, có nguy cơ phát triển thành ung thư hoặc biến chứng chảy máu dạ dày.
Nguyên nhân khiến dạ dày bị xung huyết
+ Nhiễm khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pyloric) là loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường axit dạ dày. Chúng tấn công và bào mòn lớp niêm mạc dạ dày cũng dễ gây xung huyết dạ dày,
+ Do thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý
Những người nuốt nhiều, nhai kĩ, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn thức ăn nhiễm chất hóa học, ăn nhiều đồ cay nóng, uống cà phê, rượu, hút thuốc lâu ngày đều sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày và hình thành bệnh,.
+ Dùng thuốc kháng viêm không Steriod, Corticoid trong thời gian dài
Dùng thuốc chống viêm không Steriod thường xuyên trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng xung huyết niêm mạc dạ dày vì thuốc có thể gây kích thích vùng niêm mạc.
+ Do áp lực, căng thẳng
Những áp lực, căng thẳng trong đời sống hằng ngày cũng được xem là nguyên nhân gây xung huyết niêm mạc dạ dày. Nguyên do bởi khi tâm lí không thoải mái, các hormone lo lắng sẽ hoạt đọng nhiều hơn bình thường. Thông thường, những hormone này tác động làm tăng khả năng tiết Hcl và axit pepsin trong dạ dày gây hiệu ứng ăn mòn niêm mạc.
+ Do lớp niêm mạc dạ dày bị thoái hóa theo tuổi tác
Đối với những người tuổi cao, các cơ quan bắt đầu thoái hóa và suy giảm chức năng. Vì thế, người cao tuổi dễ đối mặc với tình trạng niêm mạc bị xung huyết.
+ Một số nguyên nhân khác
Một số yếu tố hóa – lý (quang tuyến, phóng xạ), các loại thuốc nhuận tràng kéo dài, thuốc bột kiềm gây trung hòa dịch vị:nếu dùng quá mức sẽ gây hiện tượng dạ dày tăng tiết axit làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Triệu chứng khi bị xung huyết dạ dày
Triệu chứng đầu tiên của bệnh xung huyết dạ dày đó chính là đau dữ dội vùng thượng vị, rồi sau đó lan khắp bụng, bụng cứng, toát mồ hôi, mặt của bệnh nhân tái xanh vì nôn ra máu và đi ngoài kèm theo máu.
Người bệnh xung/xuất huyết dạ dày còn đi ra phân đen như bã của cà phê và thường có mùi tanh nồng của máu lẫn với thức ăn. Trong trường hợp máu chảy ra nhiều phân thường lỏng, có màu đỏ và có mùi hôi rất khó chịu. Trường hợp máu chảy ít phân vẫn thành khuôn có màu đen như nhựa đường và có mùi khắm.
Khi mắc bệnh này, người bệnh hãy chú ý tới những triệu chứng như nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, nhức đầu, buổi sáng khi ngủ dậy có cảm giác buồn nôn, chán ăn. Đặc biệt là triệu chứng nóng rát vùng thượng vị trong và sau khi ăn.
Triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng khi đau dữ dội vùng thượng vị, cảm giác khó chịu thường xuyên xảy ra, đau toàn thân, sút cân nghiêm trọng, chảy máu lợi và xuất hiện những vùng rêu trắng tại bề mặt lưỡi.
Giải pháp nào cho người bệnh xung huyết dạ dày?
Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám, làm các xét nghiệm để bác sỹ đưa ra kết luận bệnh cuối cùng, dựa theo nguyên nhân, mức độ bệnh, các bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Nguyên tắc để chữa bệnh niêm mạc dạ dày xung huyết là giúp dạ dày hạn chế tiết axit và tăng cường một số chất bảo vệ niêm mạc. Đồng thời, có một số biện pháp chống viêm để niêm mạc dạ dày nhanh trở lại trạng thái ban đầu
Dùng thuốc chữa bệnh viêm xung huyết dạ dày là biện pháp được nhiều người áp dụng vì thuốc trị nhanh triệu chứng bệnh.
+ Dùng thuốc giảm tiết axit dịch vị
Thuốc kháng axit được dùng để trung hòa axit trong dạ dày và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Do đó, đây là loại thuốc điều trị tình trạng niêm mạc dạ dày xung huyết được nhiều người áp dụng hiện nay. Nếu điều trị bằng thuốc trên chưa đủ, người bệnh có thể dùng thuốc ngăn chặn H2 (như ranitidine). Thuốc có tác dụng ngăn chặn dạ dày tiết axit. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole hoặc omeprazole.
+ Dùng thuốc chống co thắt hoặc thuốc trị vi khuẩn
Nếu tình trạng xung huyết niêm mạc dạ dày do vi khuẩn gây ra, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp đặc hiệu theo phác đồ điều trị Hp.
+ Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày khi đưa vào cơ thể có tác dụng tạo một hàng rào ngăn cản sự tấn công của axit, pepsin và dịch vị (những yếu tố gây loét) để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc được dùng trước khi ăn mới phát huy được tác dụng bảo vệ. Nếu dùng thuốc trong hoặc sau khi ăn, thuốc không có tác dụng che chắn niêm mạc, do đó không mang lại hiệu quả điều trị.
Người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị mà nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc dạ dày chữ Y-Yuamangel đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới xuất hiện các triệu chứng như đau, nóng rát thượng vị, buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng,… Yumangel có thể làm giảm nhanh những triệu chứng này chỉ sau vài phút nhờ tính năng trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp bệnh nhân đẩy lùi những khó chịu ban đầu.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng nên đặc biệt chú ý:
– Thực hiện chế độ ăn với nhiều đồ luộc hấp hạn chế đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, tránh xa các gia vị cay nóng (kiêng giống như đối với các bệnh dạ dày khác).
– Giảm cường độ làm việc, tránh căng thẳng, tránh làm những việc nặng quá sức.
– Từ bỏ rượu bia, đồ uống có ga, có cồn, các chất kích thích khác.
– Những người đang sử dụng các thuốc điều trị bệnh khác cần tham khảo ý kiến bác sỹ để ngưng sử dụng, giảm bớt tác dụng không tốt của những thuốc đó đến tình trạng viêm xung huyết ở dạ dày.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh xung huyết dạ dày, khi có những dấu hiệu bệnh tốt nhất người bệnh thăm khám sớm và giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ và chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh mau thuyên giảm.