Thế nào là bệnh kiết lỵ và nó có nguy hiểm không?

Đây là một bệnh đường tiêu hóa không hiếm và đặc biệt thường xuất hiện ở trẻ. Thực chất bệnh kiết lỵ là triệu chứng của viêm nhiễm ruột già. Nó gây ra không ít khó chịu trong cuộc sống hàng ngày với người mắc bệnh.

bệnh kiết lỵ

Bệnh lý này gây ra hậu quả nghiêm trọng về đường ruột nếu để kéo dài không chữa trị

Tìm hiểu về bệnh kiết lỵ

Kiết lỵ được biết đến là thể đặc biệt của chứng táo bón. Theo khoa học thì bệnh kiết lỵ là  hội chứng rối loạn chức năng đại tiện và gây nên những cơn đau trong lúc đi vệ sinh. Kiết lỵ do một số vi khuẩn như Shigella hoặc Entamoeba histolyca gây nhiễm trùng ruột già. Người mắc bệnh kiết lỵ thường xuyên có triệu chứng khó đi ngoài, mỗi lần đi rất ít nhưng cảm giác mắc liên tục, phân lỏng lẫn máu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ kèm đau bụng.

Bệnh kiết lỵ có nguy hiểm hay không?

bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh kiết lỵ

Đừng xem thường căn bệnh đường tiêu hóa này bởi nếu không được chữa trị sớm thì chúng để lại hậu quả nghiêm trọng:

  • Viêm ruột thừa, viêm loét đại tràng, chứng lồng ruột, thậm chí thủng ruột.
  • Đi vệ sinh nhiều lần trong ngày và kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng sa hậu môn.
  • Kiết lỵ nặng có thể gây mất nước, mất muối rồi dẫn đến tình trạng trụy mạch và tử vong nhanh chóng.
  • Với trẻ em thì kiết lỵ còn gây ra tình trạng viêm khớp, teo cơ hay viêm đa dây thần kinh.

Bệnh kiết lỵ có thể lây nhiễm

  • Do bệnh gây ra bởi vi khuẩn trong đường ruột nên nó có thể lây nhiễm dễ qua đường ăn uống.
  • Ruồi, chó, mèo cũng là vật trung gian truyền vi khuẩn.
  • Giữ gìn vệ sinh không sạch sẽ, sau đi vệ sinh không vệ sinh, phân dính ở đầu móng tay là một con đường lây nhiễm phổ biến.
  • Bệnh kiết lỵ còn có thể lây nhiễm qua hoạt động tình dục.

Điều trị bệnh kiết lỵ

điều trị bệnh kiết lỵ

Không tự ý dùng thuốc bừa bãi nếu không có chỉ định của bác sĩ

Để trị dứt điểm bệnh kiết lỵ thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để tìm nguyên nhân và phương pháp phù hợp. Có rất nhiều loại thuốc đặc trị cho bệnh này tùy theo mức độ cũng như loại vi khuẩn gây bệnh. Do đó không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng hoặc áp dụng các phương pháp dân gian. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh kiết lỵ thì hãy đảm chế độ ăn uống hợp vệ sinh, thường xuyên rửa tay chân. Đi vệ sinh có nơi có chốn và tiêu hủy nhanh chóng với những vùng nông thôn.

5/5 - (1 bình chọn)
1800 1125