Các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, đau tức, nóng rát dạ dày do đâu mà ra?
Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau tức, nóng rát bụng có thể là triệu chứng bình thường nếu nó chỉ xảy ra thoáng qua, hiếm gặp, không gây cảm giác khó chịu. Nhưng nếu các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, mỗi ngày, đặc biệt trong khi ăn và sau các bữa ăn, thì bạn cần chú ý. Vì ngoài việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn, chúng còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa nào đó. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng này và cách điều trị đơn giản nhé!
Các triệu chứng ợ chua, ợ hơi do đâu mà ra?
- Các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, đau tức, nóng rát dạ dày do đâu mà ra?
- Ợ chua, ợ hơi:
Ợ chua, ợ hơi là hiện tượng bình thường khi dịch acid trong dạ dày bỗng trào ngược lên thực quản rồi lên miệng, khiến chúng ta có cảm giác như có luồng khí từ cổ họng đi lên, gây chua miệng. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ dạ dày hay vùng ngực dưới, đẩy lên cổ, có khi lan đến vùng họng, mang tai, do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, acid hoặc dịch mật trong dịch dạ dày tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây cảm giác nóng.
Đây là 2 dấu hiệu thường gặp sau ăn thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của dạ dày khi acid trong dạ dày tăng cao, nhưng nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên, ngay cả khi đói hoặc không ăn uống bất cứ thứ gì trước đó, thì khả năng cao bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Ợ hơi, ợ nóng có thể là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày
- Chướng bụng, đầy hơi
Sau các bữa ăn quá nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn khó tiêu, thì cảm giác đầy hơi, khó tiêu, bụng chướng lớn, kèm theo ợ hơi khó chịu là triệu chứng bình thường, dễ thấy với bất kỳ ai.
Nhưng nếu các triệu chứng này diễn ra thường xuyên, dù trước đó bữa ăn của bạn rất thanh đạm, chế độ ăn uống khoa học, hay xảy ra khi bạn đang đói, bụng cồn cào, sôi bụng không yên,… thì có thể nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh đau, viêm dạ dày.
- Cảm giác đau tức, nóng rát vùng dạ dày
Khi dịch acid dạ dày tiếp xúc với tế vào niêm mạc dạ dày, đặc biệt khi dạ dày xuất hiện các vết viêm loét sẽ khiến bạn có cảm giác đau tức bụng, kèm nóng rát như lửa đốt vùng dạ dày, nhiều khi cảm thấy nóng rát lan từ thượng vị lên tận vùng sau xương ức, gây nhiều sự khó chịu.
Cảm giác đau tức, nóng rát vùng dạ dày gây nhiều khó chịu
Có nhiều nguyên nhân gây đau, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản như:
- Nhiễm Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori
- Sử dụng nhiều thuốc Tây, kháng sinh khiến vi khuẩn có lợi cho dạ dày suy giảm, làm giảm đi chất nhầy bảo vệ dạ dày.
- Do căng thẳng, stress khiến sự co bóp, dịch acid, độ pH của dạ dày bị mất cân bằng, gây bào mòn niêm mạc dạ dày.
- Do sử dụng thuốc lá, bia rượu, chất kích thích làm tăng bài tiết acid dạ dày, bào mòn dạ dày, cản trở sự phục hồi tổn thương của niêm mạc tế bào dạ dày.
- Do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học, thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý.
Các triệu chứng trên sẽ gây nguy hại thế nào nếu để lâu ngày?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm đau dạ dày có thể nói là một bệnh lý thường gặp. Không chỉ gây ra các triệu chứng như: ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, nóng rát,… gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập, cuộc sống hàng ngày của họ, mà bệnh để lâu ngày có thể kéo theo triệu chứng phức tạp, nguy hiểm như: khó nuốt, viêm họng, viêm mũi, xoang mũi, viêm phổi, sưng họng, ho kéo dài, khàn giọng, đau ngực, chảy mủ tai, hỏng răng,…và biến chứng thành bệnh lý nguy hiểm như: viêm, loét thực quản, thậm chí Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản), ung thư dạ dày.
Bệnh đau dạ dày có thể thành ung thư dạ dày nếu để lâu không điều trị
Vì vậy, khi bạn thấy các triệu chứng gồm: ợ chua, ợ hơi, đau tức, nóng rát dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, … thường xảy ra sau khi ăn no, khi cúi gập người về phía trước, thậm chí khi bạn nằm nghỉ, khi bạn đói thì có khả năng cao bạn đã mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày, đau dạ dày, bạn hãy đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt, thực hiện đúng theo chỉ định bác sĩ để tránh bệnh tiến triển xấu, phức tạp hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách điều trị các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, đau tức, nóng rát dạ dày:
Sau khi tiến hành xét nghiệm, nội soi để xác định chính xác tình trạng dạ dày của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị là kết hợp sử dụng thuốc uống và thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để dạ dày nhanh chóng hồi phục.
Bên cạnh đó, để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao và ngăn ngừa bệnh tái phát sau điều trị, người bệnh nên tham khảo sử dụng sản phẩm Yumangel – Thuốc dạ dày hình chữ Y để bảo vệ dạ dày của bạn.
Yumangel – Thuốc dạ dày hình chữ Y
Thành phần của Yumangel:
- Hoạt chất chính: Chứa Almagate…….1,00g.
- Tá dược: Microctystallin cellulose – natri carboxylmethylcellulose, natri carboxymethyl cellulose, dung dịch D-sorbitol, sucrose, chlorhexidin acetat, dimethyl polysiloxan 25% (nhũ dịch Simethicon), hương bạc hà, lucta 45, cồn, nước tinh khiết.
Yumangel giúp trung hòa acid trong dạ dày, tạo ra một lớp màng nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày để bảo vệ, giảm sự tổn thương cho dạ dày khi sử dụng nhiều thuốc tây, rượu bia,… đồng thời hấp thụ và làm mất hoạt tính của acid mật, làm giảm hoạt động của pepsin, loại bỏ gốc tự do – là các yếu tố gây phá huỷ lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày, từ đó cải thiện các chứng bệnh sau:
– Loét dạ dày, loét tá tràng
– Viêm dạ dày
– Các chứng bệnh do tăng tiết acid (ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chứng ợ)
– Bệnh trào ngược thực quản.
Yumangel là sản phẩm khuyên dùng cho những người thường xuyên uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, người dễ bị tổn thương dạ dày do làm việc căng thẳng, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, … Sản phẩm có mùi thơm dịu nhẹ, dạng gel dễ uống, thiết kế gói nhỏ gọn, thuận tiện khi dùng và mang theo khi bạn đi xa.
Cách dùng:
– Người lớn: 1 gói/ lần, uống 2-4 lần/ngày, uống sau khi ăn 1-2 tiếng và trước khi đi ngủ hoặc ngay khi đang đau.
– Trẻ em từ 6-12 tuổi dùng nửa liều người lớn.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Để đạt hiệu quả điều trị cao, tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục Quản lý dược: 029/2016/XNQC-QLD