Rối loạn tiêu hóa ở trẻ thực chất là bệnh gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là khái niệm không xa lạ gì đối với chúng ta, nhất là những ông bố bà mẹ. Tình trạng này thực chất là tổng hợp những bất ổn xảy ra đối với hệ thống tiêu hóa của trẻ, chúng ta cần hiểu đúng để phòng và chữa bệnh đúng cách.
Nội dung chính
Những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ dùng để chỉ những bất thường xảy ra đối với chức năng dạ dày. Nguyên nhân gây tình trạng rối loạn tiêu hóa rất đa dạng như bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, do dùng thuốc kháng sinh hay do thay đổi chế độ ăn đột ngột.
Một số rối loạn thường gặp như:
+ Trào ngược dạ dày thực quản
Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên các bé rất dễ bị nôn trớ.
Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản.
Tình trạng nôn trớ do rối loạn tiêu hóa ở trẻ làm ảnh hưởng đến sự hấp thu thức ăn cũng như sự phát triển thể chất của trẻ, khiến trẻ bị gầy đi.
+ Trẻ tiêu chảy
Tình trạng trẻ đi phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày được coi là tiêu chảy, tuy rất thường gặp ở trẻ nhưng không thể coi nhẹ bởi nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn, cẩn trọng khi cho trẻ dùng kháng sinh.
+ Trẻ bị táo bón
Chúng ta cần hiểu đúng, táo bón không phải là bệnh mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là một rối loạn cơ năng thường gặp.
Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ, cũng có thể do thuốc kháng sinh.
Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột, thủng ruột… vì thế, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.
Cách đề phòng táo bón do rối loạn tiêu hóa ở trẻ tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày, các thuốc nhuận tràng cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
Ngoài những triệu chứng trên trẻ còn có thể bị đầy bụng khó tiêu, nôn trớ, chậm tăng cân, lười vận động, hấp thu kém, suy dinh dưỡng,…
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ phải làm thế nào để khắc phục?
Để khắc phục tình trạng này, trước hết cha mẹ cần điều trị triệt để tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột cho trẻ (nếu có). Trẻ từ tháng thứ 6 trở đi ngoài sữa ra, cần bổ sung thêm 2 – 3 bữa cháo hoặc bột, cần chế biến thêm rau xanh. Đặc biệt chú ý vệ sinh sạch sẽ từ bát đũa, cốc, bình sữa và rửa tay sạch trước khi cho trẻ ăn.
Ngoài ra, trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất, các loại men vi sinh giúp bé ăn ngon, kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng.
Nếu trẻ lớn (trên 6 tuổi) bị trào ngược dạ dày thực quản, cha mẹ có thể cho con uống nửa gói hỗn dịch thuốc dạ dày Yumangel mỗi khi có dấu hiệu trào ngược để đẩy lùi triệu chứng này.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng nhưng nếu bạn biết cách phòng chống tốt cho con và xử lý sáng suốt thì việc đối phó với những rối loạn này không còn là vấn đề đáng lo ngại.