Các giai đoạn phát triển ung thư dạ dày và đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

Ung thư dạ dày là khối u ác tính rất nguy hiểm, phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể lan sang các cơ quan khác. Cần hiểu rõ về các tiến trình các giai đoạn phát triển ung thư dạ dày để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Các giai đoạn phát triển ung thư dạ dày

+ Giai đoạn 0

Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô. Khối u giai đoạn ban đầu chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày.

+ Giai đoạn 1

Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan khoảng dưới 6.

Cũng có trường hợp, ở giai đoạn này khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết cũng như các cơ quan khác.

ung-thu-da-day

Ung thư dạ dày

Triệu chứng bệnh giai đoạn 2 bắt đầu rõ rệt hơn. Người bệnh cảm thấy ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ rồi dần chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào. Tình trạng đau bụng, khó tiêu xuất hiện liên tục hơn, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược.

+ Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, tế bào ung thư tiếp tục lan đến các cơ, lan ra từ 7 đến 15 hạch bạch huyết, ảnh hưởng đến lá lách và gan.

+ Giai đoạn 4

Tế bào ung thư giai đoạn 4 đã lan rộng hơn 15 các hạch bạch huyết. Tốc độ phát triển của tế bào ung thư cực mạnh. Cụ thể, chúng dễ dàng tấn công hầu hết cơ quan trong cơ thể thông qua hệ bạch huyết và mạch máu.
Khi ở vào giai đoạn cuối (giai đoạn 3,4), người bệnh thường cảm thấy rất đau đớn, xuất huyết đường tiêu hóa, sút cân cực nhanh, rối loạn trao đổi chất, khuếch tán ung thư và nguy cơ tử vong cao.

Những đối tượng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày

+ Tuổi tác

Ung thư dạ dày thường gặp ở những người trên 50 tuổi hơn là những người trẻ tuy nhiên nếu người trẻ mắc phải thì rất nguy hiểm vì khó phát hiện ở các giai đoạn phát triển ung thư dạ dày ban đầu, lại nhanh tái phát và di căn, tiên lượng thường xấu hơn, thời gian sống thêm sau điều trị thường ngắn.

+ Thói quen không tốt

Những người thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn vì những chất độc hại này khiến cho tế bào niêm mạc dạ dày phải chịu nhiễm độc kéo dài.

thoi-quen-khong-tot

Thói quen không tốt làm tăng nguy cơ mắc bệnh

+ Các bệnh liên quan

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày mãn tính có khuẩn HP trong ổ loét, nhất là các viêm loét thể teo đét có thể bị ung thư dạ dày với tỉ lệ cao hơn.
Những người có các khối u lành tính (các polyp) cũng có thể bị ung thư dạ dày.

Người có thói quen ăn uống chuộng thịt nướng cháy, rau củ quả muối, người béo phì, trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người khác.

Ung thư dạ dày có thể phát hiện nhanh nhưng lại khó phát hiện sớm, có tới 3/4 số bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Trung bình người bị ung thư chỉ có thể sống dưới 1 năm. Vì vậy, không nên chủ quan khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh ban đầu.

Theo các chuyên gia, người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, người bị viêm loét dạ dày,.. cần sớm từ bỏ những thói quen không tốt và điều trị các bệnh dạ dày sớm để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Bên cạnh việc tìm hiểu các giai đoạn phát triển ung thư dạ dày, đối tượng dễ mắc phải, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác hại của rượu bia, các chất kích thích.

Yumangel cũng có thể làm giảm nhanh triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đau rát, trào ngược do đau dạ dày, viêm loét dạ dày gây ra. Bệnh nhân có thể mua thuốc này ở các hiệu thuốc trên toàn quốc và sử dụng theo hướng dẫn của bác sỹ, dược sỹ.

Rate this post
1800 1125