Phải làm sao khi gặp chứng đau thượng vị ở bà bầu?
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh nên rất khó điều trị khi mắc bệnh trong giai đoạn thai kỳ. Điều trị triệu chứng đau thượng vị ở bà bầu cũng thế. Vậy chị em nên làm thế nào khi gặp phải tình trạng khó chịu này?
Nội dung chính
Nguyên nhân gây đau thượng vị ở thai phụ
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đau thượng vị khi mang thai. Trong dạ dày của phụ nữ mang thai có rất nhiều axit do phụ nữ lúc mang thai ăn nhiều, làm cho dạ dày không tiêu hóa kịp thời và gây ra hiện tượng ợ chua kéo dài làm vùng thượng vị cảm giác đau rát.
Một số thai phụ đã có tiền sử bệnh dạ dày trước đó, khi mang thai đã tạo điều kiện cho bệnh phát triển và đau vùng thượng vị là một trong những triệu chứng thường gặp.
Một số bà bầu khi mang thai đau vùng thượng vị có thể là biểu hiện của một số bệnh như đại tràng, gan, mật hoặc nguy hiểm hơn là thủng dạ dày.
Khi có những biểu hiện của đau thượng vị bà bầu nên tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất. Tránh nguy hiểm xảy ra đối với mẹ và bé.
Đau thượng vị có nguyên nhân là do hệ tiêu hóa hoạt động kém. Ở phụ nữ mang thai thì áp lực ổ bụng gia tăng và hormone thay đổi dẫn đến tình trạng tiêu hóa chậm rồi gây ra hiện tượng đau vùng thượng vị.
Triệu chứng đau thượng vị ở bà bầu
Có thể nói, đau thượng vị là một hiện tượng báo hiệu cho bạn biết bạn đã bị mắc một chứng bệnh tiêu hóa nào đó như viêm hang vị dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm xung huyết…. Những dấu hiệu có thể gặp phải khi bị đau thượng vị ở bà bầu là:
Cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị: Triệu chứng này có thể xuất hiện bất thường xuyên hoặc bất cứ thời điểm nào như khi ăn quá no, ăn thức ăn cứng, ăn món chua, uống cà phê…
Cảm giác đau lan tỏa lên ngực: Hiện tượng này xuất hiện do nguyên nhân là lớp niêm mạc dạ dày đang tác động bởi lượng dịch axit dạ dày tiết ra quá nhiều so với mức cần thiết.
Dấu hiệu buồn nôn, bị nôn: Ngoài triệu chứng do ốm nghén, chị em bị buồn nôn do đau thượng vị thường ít khi cảm thấy đói, thậm chí là không có cảm giác thèm ăn, cơ thể suy nhược, xanh xao, mỗi khi ăn xong thường có cảm giác buồn nôn và thậm chí là nôn thốc.
Dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu cũng liên quan đến tình trạng đau thượng vị dạ dày.
Cách khắc phục tình trạng đau thượng vị ở thai phụ
Chườm ấm
Đây là phương pháp chữa đau thượng vị ở bà bầu dễ dàng và khá an toàn. Bạn nên mua túi chườm hoặc có thể lấy một chai thủy tinh, sau đó đổ nước ấm vào rồi lăn nhẹ trên bụng liên tục khoảng 5 phút. Cứ thế mà tiếp tục chu trình lăn 5 phút rồi nghỉ 5 phút sẽ giảm nhanh triệu chứng đau thượng vị.
Uống nước muối pha ấm
Trường hợp bà bầu bị đau dạ dày hay viêm dạ dày thì nước muối sẽ giúp sát khuẩn nhưng vẫn đảm bảo không tổn hại đến thai nhi. Cho 2 thìa muối vào nước ấm, sau đó uống từng ngụm, phương pháp này cải thiện được chứng chướng bụng, khó tiêu nữa đấy.
Uống nước chanh ấm
Nếu có kèm theo triệu chứng nôn ói khi bị đau thượng vị thì bà bầu nên uống nước chanh tươi để điều trị. Pha nước cốt chanh vào nước ấm và chia đều để uống trong ngày. Nếu cảm thấy xót ruột thì hãy pha loãng hơn hoặc cho thêm ít mật ong vào.
Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng đau thượng vị ở bà bầu
Nếu bị đau thượng vị do tỳ vị nhiệt thì cần bổ sung các thực phẩm mát như bí xanh, rau má, trái cây tươi ,..
Trường hợp do tâm hư thì bà bầu có thể thêm vào thực đơn nhiều món ăn bổ dưỡng như của sen nấu xương heo, bao tử heo hầm hạt sen, bí đỏ nấu đậu phộng,…
Còn với trường hợp đau thượng vị ở bà bầu do đầy hơi, khó tiêu thì chế biến các món ăn có chứa nghệ vàng (không dùng nghệ đen), các loại rau thơm như tía tô, rau mùi.
Cách phòng chứng đau thượng vị ở bà bầu
Phòng đau thượng vị ở bà bầu không khó, thai phụ nên áp dụng theo các biện pháp sau:
+ Thay đổi chế độ ăn uống
Ăn uống trong thời gian mang thai rất quan trọng. Khi cơ thể cần thêm dinh dưỡng để nuôi thai nhi thì người mẹ cần ăn nhiều hơn. Nếu ăn uống không đúng cách sẽ gây đau thượng vị và các triệu chứng khó chịu khác như nóng trong người, ợ hơi, buồn nôn…
Vì thế bà bầu cần: chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn thành nhiều bữa để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh những thức ăn khó tiêu, đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn…
Không nên đi nằm ngay sau khi ăn xong hoặc làm việc ngay vì sẽ gây áp lực cho dạ dày. Nên nghỉ ngơi sau khi ăn và hạn chế vận động mạnh trong thời gian bầu bí.
+ Chú ý sinh hoạt
Việc sinh hoạt không phù hợp trong khi mang thai sẽ gây ra cảm giác mỏi mệt, đau tức thượng vị. Vì thế chị em cần đi đứng và làm việc nhẹ nhàng.
Nên vận động, đi lại thường xuyên, vừa giúp máu lưu thông tốt trong cơ thể lại ngăn tình trạng mỏi mệt, đau nhức do ngồi, nằm một chỗ quá lâu.
Thai phụ có thể tập các môn thể thao vừa sức như đi bộ, yoga, tắm nắng hàng ngày.
+ Duy trì tâm lý thoải mái
Tâm lý thoải mái trong thời gian mang thai vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn ngăn thai phụ bị đau thượng vị khi mang bầu.
+ Khám thai định kỳ
Kiểm tra sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi là điều quan trọng đối với tất cả bà bầu. Trong thời gian mang thai, chị em cần theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Nếu có bất cứ những biểu hiện không tốt về sức khỏe cần đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Không chỉ riêng đau thượng vị mà bất kể khi bị bệnh nào khác thì bà bầu cũng phải chú ý dinh dưỡng và chế độ ăn uống. Nên chia nhỏ bữa ăn để cơ thể hấp thu tốt và không gây thêm áp lực cho bao tử. Ngoài ra cũng phải đảm bảo nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, ngủ đủ giấc. Có như thể thì trình trạng đau thượng vị ở bà bầu mới nhanh chóng khỏi