Ăn nhiều vẫn gầy, nguyên nhân do đâu?
Hệ tiêu hóa kém là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn nhiều vẫn gầy khiến nhiều người chán nản.
Chuyên gia đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân của việc ăn nhiều vẫn gầy và cùng tìm hiểu về chúng bạn sẽ bất ngờ đấy:
Nội dung chính
Di truyền
Bạn có biết rằng, ăn nhiều vẫn gầy là do di truyền hay không? Thực tế, yếu tố duy truyền quyết định các vấn đề như nội tiết tố, quá trình chuyển hóa và khẩu vị của một người. Chúng sẽ có mức ổn định về cân nặng dù bạn có cố gằng tăng hay giảm cân cũng không ảnh hưởng nhiều.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Nhiều người vẫn quan điểm là muốn tăng cân phải ăn cơm nhiều và bổ sung càng nhiều thịt mỡ càng tốt. Tuy nhiên điều này là sai lầm, cơm chỉ đáp ứng việc duy trì hoạt động tối thiểu của cơ thể. Bên cạnh đó, cơ thể cũng không thể hấp thu quá nhiều 1 loại thực phẩm cùng 1 lúc. Cho nên phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng gồm tinh bột, đạm, vitamin và cả chất xơ từ rau củ quả.
Hệ thống tiêu hóa kém
Đây là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến nhất của tình trạng ăn nhiều vẫn gầy. Hệ thống tiêu hóa kém cản trở việc hấp thu chất dinh dưỡng. Có nhiều người vẫn đùa rằng họ chỉ thở thôi cũng mập nhưng có người ăn bao nhiêu cũng chả thấm. Đơn giản vì thức ăn không được hệ thống tiêu hóa hấp thụ tốt. Cho nên cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình điều trị thích hợp. Hoặc người bệnh có thể dùng các loại thực phẩm chức năng và men hỗ trợ tiêu hóa.
Ăn nhiều vẫn gầy do quá trình trao đổi chất quá nhanh
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thường thì người gầy thường nóng hơn người béo. Nguyên nhân là quá trình tỏa nhiệt ra bên ngoài da ở người gầy nhiều hơn. Mà nhiệt lượng này là từ năng lượng bên trong chuyển hóa thành nên người gầy gặp khó khăn trong việc tăng cân.
Áp lực công việc, lười vận động
Bận rộn trong công việc cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ăn nhiều vẫn gầy vì khi cơ thể bị stress sẽ dẫn đến việc biếng ăn hoặc ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trọng lượng cơ thể giảm sút.
Ngoài ra còn có nguyên khác là lười vận động. Theo bác sĩ thì cơ thể chỉ hấp thu tốt nhất khi nó bị kích thích. Nếu bạn chịu khó vận động sẽ tạo cảm giác đói và thèm ăn, đồng thời sau khi vận động thì cơ thể sẽ có động lực bù đắp lại phần năng lượng đã mất đi nên hấp thu chất dinh dưỡng cũng tốt hơn.