Một số cách chữa đầy bụng cho bé mà cha mẹ nên tham khảo ngay

Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu là các triệu chứng rất thường gặp, nó thường gây ra những khó chịu nhất thời, tuy nhiên với trẻ em có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển. Có rất nhiều cách khác nhau, hãy cùng tham khảo một vài cách chữa đầy bụng cho bé rất hiệu quả và nhanh chóng dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị đầy bụng

-Do trẻ ăn những thức ăn không phù hợp với độ tuổi, đặc biệt là trẻ đang tập ăn dặm. Một số trẻ sơ sinh do nuốt nhiều khí trong khi bú sữa cũng dễ bị đầy bụng.

– Do bé ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa, đặc biệt là ăn nhiều tinh bột, chất béo hoặc thực phẩm ít chất xơ.

– Do cách ăn uống của bé quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng, thói quen nằm ngay sau khi ăn cũng làm tăng nguy cơ bị đầy bụng, chướng bụng.

– Thức ăn nhiều gia vị, thức ăn cay, chua thường gây co thắt lỗ thực quản, một số thực phẩm như hành tỏi, nước uống có gas,… cũng dễ gây tạo khí trong bụng.

– Trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn, ôi thiu. Rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu, mùi vị chua, sau đó tiếp tục sinh hơi trong đường ruột.

– Do hệ tiêu hóa kém gây rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa ruột, rối loạn hệ thống vi khuẩn chí trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn),…

trẻ đầy bụng

Trẻ bị đầy bụng do loạn khuẩn đường ruột

– Một trẻ bắt chước uống rượu, bia, cà phê hoặc hít phải nhiều khói thuốc lá cũng có nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu.

Dấu hiệu trẻ bị đầy bụng, đi ngoài

Khi trẻ gặp phải tình trạng đầy bụng đi ngoài sẽ có các biểu hiện như bụng căng chướng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nhiều nước. Trẻ thường khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc.

Nhiều trẻ còn có dấu hiệu mất nước như môi khô, da nhợt nhạt, tiểu ít,… Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu mất nước cha mẹ cần bù nước cho trẻ kịp thời.

Các cách chữa đầy bụng cho bé

  1. Giúp bé ợ hơi đúng cách

Cách này thường được sử dụng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Ợ hơi sẽ giúp đẩy không khí trong bụng ra. Có nhiều tư thế khác nhau để giúp bé ợ hơi:

-Bế bé trong tư thế đầu tựa vai, nhìn ra sau lưng, mẹ vỗ nhẹ vào lưng bé.

-Cho bé ngồi trên đùi, xoa hoặc vỗ nhẹ lưng cho bé.

-Đặt bé nằm sấp trên đùi, xoa hoặc vỗ nhẹ lưng cho bé.

  1. Mát xa cho bé

Đây là cách chữa đầy bụng cho bé khá hiệu quả, còn giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu, cải thiện một số hoạt động trên cơ thể.

Chữa đầy bụng cho bé

Chữa đầy bụng cho bé bằng cách vỗ lưng nhẹ nhàng

Bạn hãy vuốt ve, xoa nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể bé, đặc biệt là lưng và bụng. Lưu ý không nên mát xa ngay sau khi ăn.

  1. Chườm nóng

Cho trẻ nằm nghỉ ngơi và chườm nóng. Hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi cho bé. Nhúng một chiếc khăn ấm ẩm hoặc túi chườm nhiệt độ phù hợp rồi xoa nhẹ lên vùng bụng trẻ rồi đặt lên trên đó trong vài phút.

  1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tránh ăn các thực phẩm nhiều dầu, mỡ, sữa vì chúng càng làm kích ứng dạ dày.

Trẻ nên ăn một miếng bánh mì hoặc một bát súp gà vào bữa sau.

Một số loại trà làm giảm các cơn đầy bụng, đau bụng như: trà gừng, trà quế, trà bạc hà,…

Những trẻ lớn (>6 tuổi) bị đầy bụng do bệnh dạ dày có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với liều lượng nửa gói hỗn dịch/ lần x 2lần/ ngày, sau ăn 1-2 tiếng và trước khi đi ngủ hoặc ngay khi có dấu hiệu đầy bụng để giảm triệu chứng này chỉ sau vài phút dùng thuốc.

Giải pháp giúp hạn chế tình trạng đầy bụng nôn trớ ở trẻ

+ Đối với trẻ bú sữa/ bú bình

  • Không nên cho trẻ bú quá no, nên chia thành nhiều cữ, mỗi cữ với lượng sữa vừa phải.
  • Khi cho trẻ bú, các mẹ chú ý cho trẻ bú bên trái trước sau đó đến bên phải để sữa trong dạ dày bé được tuần hoàn giúp giảm nôn trớ.
  • Sau khi trẻ bú xong không nên cho bé nằm ngay mà nên bế dựng đầu bé, vỗ nhẹ vào lưng giúp bé ợ hơi, đây cũng là cách chữa đầy bụng cho bé đơn giản nhất.
  • Khi đặt bé nằm nên kê cao đầu để phần thân trên cao hơn tránh tình trạng trào ngược khiến trẻ sặc chất nôn.
  • Với trẻ bú bình, các mẹ nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập núm vú, hạn chế bé nuốt phải nhiều hơi khi bú dẫn đến đầy bụng, nôn trớ. Ngoài ra mẹ nên chú ý chọn núm ti có lỗ phù hợp với trẻ tránh tình trạng lỗ núm ti nhỏ quá hoặc to quá khiến bé dễ bị nôn trớ.

+ Đối với trẻ ăn dặm

  • Không nên cho trẻ ăn nhiều một lúc, thay vào đó nên chia thành nhiều bữa trong ngày để dạ dày bé có thời gian tiêu hóa hết lượng thức ăn.
  • Nên thay đổi đa dạng thực đơn cho trẻ, với các thức ăn mới nên cho bé ăn từ lỏng cho đến đặc dần.
  • Nếu nhận thấy bé mắc chứng không dung nạp sữa bò thì mẹ nên thay thế bằng sữa đậu nành hoặc sữa chua.
  • Khi trẻ đầy bụng nôn trớ kèm theo các dấu hiệu bất thường như đau bụng quằn quại, nôn mật xanh, mật vàng, nôn ra máu… cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Đầy bụng không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu trẻ nhà bạn bị đầy bụng thường xuyên, rất có thể bé gặp phải một vấn đề đáng lo nào đó, bạn cần cho bé đi khám để được tư vấn và có cách chữa đầy bụng cho bé phù hợp, hiệu quả nhất.

Rate this post
1800 1125