Xuất huyết tiêu hóa – Những điều cần lưu ý trong điều trị bệnh

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng cực kỳ nguy hiểm và gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu như không cấp cứu kịp thời. Đồng thời chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa cũng không dễ dàng gì bởi có nhiều điều cần lưu ý.

chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa đòi hỏi sự hiểu biết và nhạy bén

 

Tổng quan về xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng máu chảy ra lòng mạch ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (đại tràng), trực tràng và cả hậu môn.

các bộ phận trên đường tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa không phải là bệnh lý mà là biến chứng của nhiều bệnh khác nhau. Tùy vào vị trí mà người ta chia thành 2 loại là xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.

Dấu hiệu của chứng xuất huyết tiêu hóa

Đây là một biến chứng ít gặp và thường xảy ra bất ngờ khiến người bệnh không kịp trở tay. Tuy nhiên theo bác sĩ chuyên khoa thì xuất huyết tiêu hóa cấp sẽ có những biểu hiện sau đây:

Nôn ói ra máu là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất khi bệnh xuất huyết tiêu hóa bùng phát. Máu có thể là máu đen lẫn với thức ăn hoặc là máu tươi do chảy trực tiếp từ động mạch bị vỡ. Những trường hợp máu chảy quá nhiều, không cầm được sẽ dẫn đến tử vong nhanh chóng.

dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa

Chảy máu nhiều do động mạch, tĩnh mạch đường tiêu hóa bị vỡ

Cơ thể suy nhược: trước khi có những triệu chứng cấp tính như chảy máu thì bệnh xuất huyết tiêu hóa còn làm cho cơ thể người bệnh suy nhược, xanh xao và thường xuyên bị chóng mặt. Nếu mức độ nặng thì bệnh còn khiến khó thở, hạ huyết áp và co giật.

Đi ngoài phân lẫn máu: Có thể là máu đen như bã cà phê, mùi thối hoặc là máu tươi do vỡ tĩnh mạch ở đoạn cuối đường tiêu hóa.

Nguyên nhân của triệu chứng xuất huyết tiêu hóa

Các nguyên nhân gây chảy máu đường tiêu hóa được phân loại theo vùng trên hoặc dưới tùy thuộc vào vị trí của chúng trên đường tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa trên

  • Loét dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng là kết quả của sjw ăn mòn cục bộ của lớp niêm mạc ở dạ dày hoặc tá tràng. Niêm mạc bị phá hủy dẫn đến tổn thương các mạch máu, gây chảu máu.
  • Viêm dạ dày: Tình trạng lớp lót dạ dày bị viêm sẽ dẫn đến chảy máu dạ dày.  Những nguyên nhân chính bao gồm uống nhiều bia rượu, sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm.
  • Giãn tính mạch thực quản: Căng giãn tính mạch thực quản thường là kết quả của bệnh gan, c các mạnh máu bị vỡ thường bất ngờ, gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hội chứng Mallory-Weiss: Rách ở vết nối giữa dạ dày và thực quản thường do co giật hoặc ho mạnh, ngoài ra còn có thể do những căng thẳng hoặc người bệnh lên cơn động kinh.
  • Ung thư: Một trong những dấu hiệu sớm nhất của ung thư thực quản hoặc dạ dày thường là máu xuất hiện khi nôn mửa hoặc đi ngoài.

Xuất huyết tiêu hóa dưới

  • Viêm túi thừa: Là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu  tiêu hóa vùng dưới. Túi thừa là phần hình thành đại tràng, tuy nhiên trở nên tiêu biến trở thành phần thừa.
  • Ung thư: Ung thư đại tràng hoặc trực tràng thường với dấu hiệu thường gặp nhất là xuất hiện máu trong phân.
  • Viêm đại tràng: Viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn thường có máu trong những chất dịch nhày tiết ra.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Một số loại vi khuẩn hoặc virus tấn công có thể gây tổn thương lớp lót bên trong ruột, dẫn đến chảy máu.
  • Angiodysplasia( Sang thương mạch máu): là những dị dạng của các mạch máu, có thể gây xuất huyết, thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc những người suy thận mạn tính.
  • Popyp đại trực tràng: là khối u không ung thư của đường tiêu hóa, xảy ra chủ yếu ở những người trên 40 tuổi. Một tỷ lệ nhỏ các polyps này có thể chuyển thành ung thư. Polyps đại tràng có thể gây chảy máu nhanh, hoặc chảy máu chậm rất khó phát hiện.
  • Bệnh trĩ: là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng trong và xung quanh hậu môn. Lặp đi lặp lại kéo dài từ trong quá trình đi tiêu sẽ gây chảy máu. Chảy máu do bệnh trĩ thường nhẹ, không đều và màu đỏ tươi. Các vết nứt hậu môn, hoặc vết xước ở thành hậu môn, cũng có thể gây ra một lượng nhỏ máu đỏ tươi từ hậu môn.

Cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

Cách chăm sóc cơ bản để hỗ trợ quá trình điều trị

  • Cho người bệnh năm thẳng nhưng không dùng gối kê dưới đầu.
  • Giữ không gian yên tĩnh, hạn chế ồn ào.
  • Liên tục động viên để người bệnh không suy sụp tinh thần.
  • Cho bệnh nhân thở bằng máy oxy nếu như bác sĩ yêu cầu.
  • Hạn chế di chuyển, cho bệnh nhân đại tiện tại chỗ để tránh mất sức và cũng để kiểm tra phân dễ dàng hơn.
  • Sau khi ngưng nôn ra máu chỉ cho bệnh nhân ăn thức ăn mềm như cháo trắng, sữa,…

Theo dõi liên tục trong quá trình chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa

  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nhịp thở cũng như mạch đập của bệnh nhân đều đặn nữa tiếng 1 lần. Báo ngay với y tá nếu như cảm thấy điều gì bất thường.
  • Nhớ kỹ số lần nôn ra máu hoặc đại tiện của bệnh nhân.
  • Chú ý đến làn da của người bệnh, khi thấy có dấu hiệu xanh xao, tím tái cũng phải gọi bác sĩ ngay lập tức.

Chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa như thế nào là tốt?

  • Số lần nôn hay đại tiện ra máu giảm xuống.
  • Bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn và lượng nước tiểu ngày một nhiều hơn.
  • Bệnh nhân có thể ăn nhẹ và sức khỏe tiến triển tích cực.
phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là bệnh cần phòng ngừa hơn là chữa bệnh

Phòng tránh xuất huyết tiêu hóa

  • Muốn tránh khỏi căn bệnh nguy hiểm này thì bạn phải có chế độ sinh hoạt ăn uống khoa học. Tránh thức khuya, uống rượu bia hay lo âu, buồn bã.
  • Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm.
  • Đến bác sĩ nếu như phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở đường tiêu hóa.

Lưu ý:

Sau khi xuất viện, muốn chăm sóc bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa tốt tại nhà thì người thân phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, người chăm sóc phải nắm rõ các cách xử lý khi bệnh có dấu hiệu tái phát. Bệnh xuất huyết tiêu hóa cần thời gian nghỉ dưỡng dài để phục hồi cho nên nếu có khả năng thì thuê điều dưỡng chăm sóc cho người bệnh tại nhà.

Rate this post
1800 1125