“Bắt bệnh” thông qua hiện tượng xì hơi nhiều

Xì hơi không đơn giản là lượng khí bị ép ra ngoài mà qua hiện tượng này có thể nhận biết được nhiều bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, đặc biệt là khi bị xì hơi nhiều kèm các triệu chứng khó chịu khác. Dưới đây hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng này.

Tìm hiểu về hiện tượng xì hơi

Xì hơi (hay trung tiện) là một hiện tượng phản ứng của cơ thể thải khí ra khỏi ruột qua đường hậu môn.

Dù là hoạt động sinh lý cơ bản của con người nhưng xì hơi khiến người thực hiện đôi khi cảm thấy bất tiện và người xung quanh khó chịu, đặc biệt vì thứ mùi không dễ chịu thường đi kèm với nó. Chất khí này về cơ bản có thành phần giống như hai loại khí mà chúng ta vẫn thường hít vào hàng ngày là N và O2. Chất khí này cũng bao gồm các loại khí thoát ra từ thức ăn sau quá trình tiêu hóa, hấp thu từ dạ dày và ruột non. Chúng là các khí như H2, CO2, CH4.

Thông thường, trung bình một ngày chúng ta có thể “xì” ra nửa lít khí hơi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị thiếu men phân hủy alpha galactosides (một loại men giúp phân hủy đường trong các loại đậu, ngũ cốc), khi chất đường này xuống tới ruột già sẽ bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi nhiều, liên tục…

Xì hơi nhiều

Xì hơi nhiều vừa gây bất tiện lại có thể là dấu hiệu bệnh

Vậy xì hơi nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

Bạn đang gặp tình trạng xì hơi thường xuyên, liên tục trong ngày thì nên chú ý tới sức khỏe của cơ thể bản thân nhiều hơn. Vì đây không chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, mà qua việc xì hơi có thể chẩn đoán được nhiều bệnh như:

Bệnh đường ruột: Một số trường hợp xì hơi nhiều và liên tục thường là biểu hiện của các bệnh về đường ruột như viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng ruột kích thích,… Không chỉ vậy, tình trạng xì hơi này còn kèm theo triệu chứng thường gặp như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, đại tiện ra máu…

Đau dạ dày: Khi bị đau dạ dày, xì hơi liên tục cũng là dấu hiệu giúp bạn nhận biết nhưng để chính xác cần xem xét thêm các dấu hiệu khác như ợ nóng, ợ hơi, tức lồng ngực, đau thượng vị, nôn mửa, ợ chua,…

Dấu hiệu của bệnh ung thư: Theo nhiều phân tích, xì hơi quá nặng mùi khi ăn các bữa ăn quá chất chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng ung thư đại tràng. Nguyên nhân là do khi ăn các thức ăn nhiều dinh dưỡng vượt quá khả năng hấp thu của đường ruột, khi tới đại tràng sẽ bị lên men, làm tăng thêm các amin có hại có mùi thối nặng.

Bệnh lý hậu môn trực tràng: Một trong những triệu chứng của bệnh này là có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau nhẹ khi bị xì hơi qua lỗ rò ở hậu môn. Ngoài ra, đau khi xì hơi còn là biểu hiện của một sốbệnh như nứt kẽ hậu môn, trĩ ngoại,…

Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nếu trường hợp xì hơi nhiều, liên tục thì có thể suy nghĩ đến những bệnh lý trên.

xì hơi

Xì hơi có phải là hiện tượng bình thường?

Có cách nào hạn chế xì hơi không?

Tuy rằng trung tiện là nhu cầu hết sức tự nhiên của cơ thể nhưng nó lại có thể khiến nhiều người bẽ mặt ở chốn đông người. Nếu muốn hạn chế tần suất xì hơi, có thể thử thực hiện các cách như:

-Ăn chậm, nhai kỹ

-Tránh uống các lọai thức uống chứa nhiều cacbonat

-Tránh sử dụng đường hóa học

– Không nên ăn nhiều bông cải xanh, đậu, bắp cải vì những loại thực phẩm này sẽ gây xì hơi nhiều hơn.

-Không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt khi cơ thể bạn khó hấp thụ đường lactose có trong sữa

-Tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.

Tuy rằng những cách này có thể giúp bạn hạn chế hiện tượng xì hơi nhưng không phải là biện pháp “cứu cánh” giúp bạn thoát khỏi những tình huống trớ trêu.

Xì hơi nhiều do bệnh dạ dày cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt để hỗ trợ cải thiện bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh những triệu chứng khó chịu khác đi kèm như đầy bụng khó tiêu, đau/nóng rát thượng vị, trào ngược, ợ chua, buồn nôn,…

Rate this post
1800 1125