Viêm thực quản trào ngược và những thông tin quan trọng về bệnh

Rất nhiều người được chẩn đoán là viêm thực quản tuy nhiên lại không hiểu rõ về bệnh này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn đầy đủ nhất về bệnh này, từ đó tích cực điều trị cũng như phòng tránh bệnh.

Viêm thực quản là bệnh gì?

Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót trong lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không được điều trị hiệu quả, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề về nuốt do loét, sẹo thực quản như nuốt khó, nuốt đau, đau ngực, biến chứng loét hoặc teo hẹp thực quản, làm cho bệnh nhân thường xuyên nuốt nghẹn hoặc thậm chí không thể nuốt được thức ăn khô. Trong vài trường hợp, viêm ở thực quản có thể diễn tiến thành thực quản Barrett – yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thực quản trào ngược bao gồm:

– Bệnh béo phì.

– Hút thuốc.

– Mang thai.

– Thoát vị, một điều kiện trong đó dạ dày đẩy thông qua cơ hoành nơi thực quản nối với dạ dày.

– Một số loại thực phẩm có thể gây các triệu chứng của viêm thực quản trào ngược GERD:  Cà chua, trái cây có múi, caffeine, rư, gia vị thực phẩm, tỏi, hành tây, sôcôla,…

Triệu chứng thường gặp khi thực quản bị viêm

  • Khó nuốt
  • Nuốt đau
  • Đau họng
viêm thực quản

Cơ chế viêm thực quản

  • Khàn tiếng
  • Nóng rát ngực
  • Trào ngược axit dịch vị
  • Đau ngực (nặng hơn khi ăn)
  • Buồn nôn, nôn ói
  • Đau bụng
  • Chán ăn
  • Ho

Đó là những biểu hiện khi thực quản bị viêm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Tình trạng bệnh nặng dưới đây cần đến bệnh viện ngay để thăm khám và điều trị:

  • Tình trạng đau ngực kéo dài hơn vài phút, đặc biệt là ở bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc đái tháo đường.
  • Luôn có cảm giác bị mắc nghẹn
  • Khó thở hoặc đau ngực, đặc biệt nếu không xảy ra khi ăn
  • Triệu chứng nặng làm cản trở việc ăn uống
  • Nhức đầu, đau cơ hoặc sốt,…

Phương pháp kiểm tra và điều trị viêm thực quản

+ Kiểm tra, chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập qua bệnh sử và làm các xét nghiệm: Nội soi thực quản, sinh thiết, chụp X-quang cản quang.

+ Điều trị

Tùy vào từng triệu chứng cụ thể mà sẽ có cách điều trị chuyên biệt, bao gồm:

  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc kháng nấm
  • Thuốc kháng dịch vị
  • Thuốc giảm đau
  • Steroid uống
  • Thuốc ức chế bơm proton (để khóa việc sản xuất dịch vị của dạ dày).

Bên cạnh đó còn có phương pháp phẫu thuật ngăn trào ngược, tiến hành phẫu thuật có thể được dùng để điều trị GERD và cải thiện các vấn đề của thực quản nếu can thiệp khác không hiệu quả. Trong phác đồ này có xiết cơ vòng thực quản dưới giúp củng cố cơ vòng và ngăn ngừa acid trào ngược vào thực quản. Phẫu thuật cũng có thể sửa các vấn đề liên quan đến thoát vị.

tham-kham-dieu-tri-benh

Thăm khám và chẩn đoán bệnh

Trong đó thuốc kháng dịch vị (giảm tăng tiết acid) được dùng phổ biến bởi viêm thực quản chủ yếu khởi phát từ bệnh nhân có tiền sử trào ngược acid dịch vị, dư acid dạ dày.

Trong nhóm thuốc này, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel với dạng hỗn dịch vừa có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những tổn thương lại có thể giảm tăng tiết aicd, giữ cho mật độ acid dạ dày luôn ở mức cân bằng, ngăn chặn tình trạng trào ngược khiến cho chứng viêm ở thực quản nặng hơn.

Một số cách phòng tránh viêm thực quản

Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân nên thực hiện thêm một số biện pháp sau để phòng tránh bệnh tái phát:

  • Tránh thức ăn cay như tiêu, ớt, cà ri,…
  • Tránh thức ăn cứng như đậu, bánh quy hay rau chưa được chế biến
  • Ăn thức ăn mềm như sốt táo, ngũ cốc đã nấu chính, khoai tây nghiền, bánh trứng,…
  • Tránh bia rượu và thuốc lá.
  • Nên nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt
  • Tránh ăn quá nhiều 1 lúc
  • Giảm cân đối với những người béo phì
  • Nâng đầu giường cao hơn sẽ giảm nguy cơ người bệnh bị ợ chua, ợ nóng do axit trào ngược từ dạ dày.
  • Trong chế độ ăn uống bạn nên ăn thêm nhiều chất xơ, hoa quả, rau củ. Trong hoa quả, rau xanh có rất nhiều vitamin, những chất này có lợi cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên cần tránh ăn uống thức ăn chua như cà chua, cam, nho và các nước ép khác chứa quá nhiều vitamin C.
  •  Tránh ăn từ 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm thực quản và mỗi nguyên nhân đều có cách điều trị khác nhau. Khi bạn gặp các vấn đề về nuốt khó, nuốt nghẹn, cảm giác bỏng rát sau xương ức và cổ họng khi ăn no… thì nên đi kiểm tra tình trạng thực quản bị viêm bằng việc khám bệnh và các xét nghiệm hỗ trợ như nội soi, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, có thể tham khảo ý kiến dược sỹ của daudaday.vn để được tư vấn, giải đáp ngay nhé!

Rate this post
1800 1125