Hướng điều trị hiệu quả bệnh viêm loét thực quản

Viêm loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa. Dạng viêm loét này gây đau đớn ở lớp niêm mạc phần dưới của thực quản, chỗ gặp nhau giữa thực quản và dạ dày. Vậy làm thế nào để đẩy lùi bệnh này?

Nguyên nhân gây bệnh loét thực quản

Trước đây, các bác sĩ cho rằng nguyên nhân gây bệnh viêm loét thực quản là do căng thẳng hoặc ăn nhiều thức ăn cay nóng. Hiện nay, nguyên nhân gây loét thực quản được biết đến không phải vậy mặc dù những yếu tố này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét sẵn.

Thông thường, bệnh loét thực quản gây ra do một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori, gọi tắt H. pylori. Các vi khuẩn này phá hủy lớp niêm mạc lót lòng thực quản, làm cho thực quản dễ bị tổn thương bởi axit dạ dày.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ra bệnh viêm loét thực quản. Trào ngược axit xảy ra khi dịch dạ dày di chuyển ngược vào thực quản. Điều này có thể xảy ra khi cơ vòng dưới thực quản (cơ có nhiệm vụ co chặt để ngăn thức ăn trong dạ dày di chuyển ngược) bị suy yếu hoặc hư hỏng nên không đóng khít thực quản được.

viêm loét thực quản

Hình ảnh viêm loét thực quản

Hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều và sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), như ibuprofen, cũng có thể làm hỏng lớp niêm mạc trong lòng thực quản và gây loét. Yếu tố di truyền cũng góp phần gây bệnh này.

Những người có hệ thống miễn dịch yếu, viêm loét thực quản có thể gây ra bởi vi nấm, virus hoặc các loại vi khuẩn khác, bao gồm: HIV, nấm Candida phát triển quá mức, Herpes simplex virus, Cytomegalovirus,…

Các triệu chứng phổ biến khi bị viêm loét thực quản

  • Đau khi nuốt hoặc khó nuốt
  • Đau phía sau xương ức (ợ nóng)
  • Dạ dày khó chịu (buồn nôn) và nôn
  • Ói ra máu
  • Đau ngực.

Điều trị hiệu quả loét thực quản bằng cách nào?

Thông thường khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn đồng thời tiến hành thăm khám lâm sàng toàn diện.

Các xét nghiệm sau có thể được đưa ra:

+ Nội soi: Kỹ thuật này dùng để kiểm tra bên trong thực quản, cho phép bác sĩ nhìn ra các vết loét. Trong quá trình nội soi, một ống mỏng, dẻo được gắn với một máy quay nhỏ xíu và đèn ở đầu ống soi. Nống nội soi được đặt vào miệng và luồn xuống thực quản. Các bàn chải nhỏ được luồn qua ống nội soi chải nhẹ và làm bong lớp tế bào niêm mạc thực quản. Các dụng cụ khác cũng có thể được đưa vào cùng ống nội soi để lấy mẫu mô nhỏ (sinh thiết).

noi-soi

Nội soi xác định vị trí bệnh

+ Uống bari: Uống bari được thực hiện với chụp X-quang thực quản. Kỹ thuật này giúp bác sĩ kiểm tra vết loét bằng cách cho bạn uống một chất lỏng có chứa bari. Bari bao quanh niêm mạc thực quản và hiển thị rõ thực quản trên phim chụp X-quang.

+ Xét nghiệm máu: Kiểm tra nhiễm trùng như HSV-1 và CMV trong thực quản. Đối với xét nghiệm máu, một mẫu máu nhỏ  được rút ra và gửi đến phòng thí nghiệm.

+ Điều trị bệnh loét thực quản phụ thuộc vào nguyên nhân; Nếu viêm loét thực quản gây ra do nhiễm H. pylori, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu viêm loét thực quản là do sử dụng thuốc NSAID quá nhiều, bác sĩ sẽ cho bạn ngưng dùng các thuốc này. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giảm đau khác cho bạn.

Bệnh do trào ngược dạ dày hay dư acid dạ dày thường sử dụng nhóm thuốc kháng acid, trong nhóm này bệnh nhân có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có bán tại các hiệu thuốc.

Thuốc Yumangel có khả năng trung hòa lượng acid trong dạ dày đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân bệnh xâm nhập, gây tổn thương. Với 1 gói Yumangel ngay khi chớm có triệu chứng trào ngược hoặc đau thượng vị, buồn nôn, nóng rát có thể đẩy lùi hiệu quả những triệu chứng này sau vài phút.

Ngăn chặn được cơn trào ngược cũng chính là ngăn chặn được nguy cơ viêm loét thực quản do acid dạ dày gây ra.

Phòng tránh viêm loét thực quản bằng thói quen ăn uống, sinh hoạt

Viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày hay các bệnh dạ dày khác đều có liên quan rõ rệt đến thói quen ăn uống và sinh hoạt, chính vì thế cách tốt nhất để tránh mắc các bệnh này cũng như cải thiện tình trạng bệnh là điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, phù hơp:

– Tìm cách giảm căng thẳng như tập thể dục hoặc tham gia một lớp yoga
–  Ngủ đủ giấc
– Chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế các thức ăn chế biến sẵn hoặc thực phẩm có nhiều đường.
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để quá đói
– Nhai kẹo cao su sau bữa ăn để giúp tăng lượng nước bọt và ngăn axit trào vào thực quản
– Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn
– Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích
– Uống đủ nước  mỗi ngày
– Giảm cân nếu bạn đang thừa cân

Một trong các biến chứng nguy hiểm của viêm loét thực quản đó là viêm loét thực quản dẫn đến ung thư thực quản. Chính vì thế, việc thăm khám sớm và điều trị theo phác đồ của bác sỹ chuyên khoa là điều vô cùng quan trọng.

Rate this post
1800 1125