Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?

Câu hỏi: Chào bác sĩ! Tôi là Hải Nam, 45 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Mới đây đi bệnh viện khám, bác sĩ kết luận tôi có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Tôi được biết, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường nào? Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cho người trong gia đình? Xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Hải Nam – Hải Phòng)

vi-khuan-hp-lay-qua-nhiem-qua-duong-nao

Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua những con đường nào là băn khoăn của nhiều người

Trả lời:

Anh Hải Nam thân mến!

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu chỏi về chuyên mục tư vấn của Daudaday.vn. Về câu hỏi: Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường nào? Cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP cho người trong gia đình? của anh, chúng tôi xin giải đáp cụ thể như sau:

Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường nào?

Hp là loại vi khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về dạ dày như loét dạ dày- tá tràng, viêm dạ dày- tá tràng hay ung thư dạ dày. Một thống kê gần đây cho thấy, tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp ở Việt Nam khá cao, chiếm khoảng hơn 80% dân số.

Vậy vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường nào? Dưới đây là những con đường dễ lây nhiễm vi khuẩn Hp:

Đường Miệng – Miệng: Vi khuẩn Hp được tìm thấy trong cao răng, nước bọt và khoang miệng của người bệnh nên chúng có thể lây từ người này sang người khác khi dùng chung đồ vệ sinh răng miệng, cá nhân, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, bố mẹ nhai mớm cơm cho con.

– Đường Phân – Miệng: Vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh, do đó có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Hoặc có thể nhiễm qua trung gian côn trùng như gián, ruồi, chuột.. nếu thức ăn không được đậy kỹ.

– Đường Dạ dày – Miệng: Người bệnh có vi khuẩn Hp trong dạ dày khi bị ợ chưa hoặc trào ngược có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

– Đường Dạ dày – Dạ dày: Con đường lây nhiễm này xảy ra trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày, các bệnh nhân có vi khuẩn Hp, nếu đầu dò không được vệ sinh và khử trùng sạch sẽ, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm sang những người không mang Hp.

Gia đình là môi trường thuận lợi lây nhiễm vi khuẩn Hp

Nên làm gì khi nhiễm vi khuẩn Hp?

Để điều trị viêm dạ dày HP thì việc cần thiết là loại bỏ vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể. Việc này đòi hỏi phải có thời gian và một liệu trình thuốc nghiêm ngặt bởi HP là chủng vi khuẩn rất “cứng đầu”, để triệt tiêu hoàn toàn cần sử dụng cùng lúc ít nhất là 2 loại kháng sinh.

Sau quá trình sử dụng thuốc (không quá 2 tuần) phải dừng ngay để kiểm tra lại vi khuẩn HP trong dạ dày đã hết chưa, khi không còn vi khuẩn trong dạ dày thì mới chắc chắn khỏi bệnh.

Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, không tuân thủ phác đồ làm cho quá trình điều trị thất bại. Bên cạnh đó dùng quá nhiều kháng sinh liều mạnh cùng lúc để điều trị tình trạng vi khuẩn Hp dương tính ảnh hưởng rất lớn đới sức khỏe của bệnh nhân vì vậy cần dùng thuốc theo hướng dẫn nghiêm ngặt của bác sỹ.

Đối với những triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, đau thượng vị, buồn nôn,… bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh những khó chịu này. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng acid vừa bảo vệ niêm mạc dạ dày vừa có khả năng giảm tăng tiết acid, làm dịu các triệu chứng bệnh dạ dày do khuẩn Hp gây ra.

Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp?

Như vậy, anh Nam đã biết vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường nào? Việc hiểu và nắm rõ những con đường lây nhiễm chủ yếu của vi khuẩn Hp sẽ giúp anh chủ động phòng ngừa cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình bằng các cách sau:

– Không sử dụng chung bát đũa, thìa, bát nước chấm hay gắp thức ăn cho nhau.

– Cần cẩn thận khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì khâu vệ sinh rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.

– Không hôn trẻ, không nhai đút mớm thức ăn cho trẻ.

– Không chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình.

khong-su-dung-chung-do-dung-an-uong

Không sử dụng chung bát đũa, thìa, bát nước chấm hay gắp thức ăn cho nhau

– Giữ vệ sinh bát đũa và các dụng cụ ăn uống dùng chung ttrong gia đình thật sạch sẽ.

– Diệt trừ ruồi muỗi, vệ sinh sạch sẽ cho các vật nuôi như chó, mèo.

– Hạn chế ăn các loại đồ ăn như rau sống, gỏi, mắm tôm, mắm ruốc vì những loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ.

– Giữ vệ sinh bát đũa và các dụng cụ ăn uống dùng chung ttrong gia đình thật sạch sẽ.

– Diệt trừ ruồi muỗi, vệ sinh sạch sẽ cho các vật nuôi như chó, mèo.

– Hạn chế ăn các loại đồ ăn như rau sống, gỏi, mắm tôm, mắm ruốc vì những loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ.

Hy vọng với những giải đáp từ bác sĩ, anh Nam đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Vi khuẩn Hp lây nhiễm qua đường nào? Cách phòng tránh lây nhiễm ra sao? Chúc anh mau khỏe!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Rate this post
1800 1125