Bạn có biết rằng vi khuẩn Hp gây hôi miệng?
Vi khuẩn Hp là nguyên chính dẫn đến nhiều căn bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm dạ dày hay thậm chí là ung thư dạ dày. Tuy nhiên ít ai ngờ rằng vi khuẩn Hp gây hôi miệng nên thường nhầm tưởng triệu chứng này là sâu răng hoặc viêm nha chu.
Nội dung chính
Tại sao vi khuẩn Hp gây hôi miệng?
Khuẩn Hp và hôi miệng, nghe tưởng chừng như không liên quan bởi vi khuẩn HP thường gây ra triệu chứng viêm loét dạ dày. Thế nhưng, vi khuẩn Hp gây hôi miệng là điều hoàn toàn có thật và đã được bác sĩ kiểm chứng. Như bạn đã biết, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác bằng nước bọt. Điều này chứng tỏ, nó sinh sống được trong khoang miệng của người.
Theo một nghiên cứu cách đây khá lâu tại Anh quốc, khuẩn Hp có thể cư ngụ và phát triển ở trong miệng của chúng ta cùng với hàng trăm loại vi khuẩn khác.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã từng tiến hành khảo sát để minh chứng cho lý thuyết vi khuẩn Hp gây hôi miệng. Theo đó, các nhà nghiên cứu thực hiện khảo sát trên mẫu 326 người nhiễm Hp và 21 người trong số đó bị hôi miệng. Chưa kể, mức độ hôi miệng và nguy cơ mắc bệnh răng miệng của họ cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Thậm chí, phần lớn những người bị nha chu cũng được phát hiện nhiễm Hp ở khoang miệng.
Nguyên nhân được cho là khi khuẩn Hp sống trong khoang miệng, nước bọt thì sẽ sản sinh ra nhiều khí như: sunfua, dimetin sunfua hay metin mecaptan. Và những loại khí thường có mùi hôi thối.
Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori hay Hp) xảy ra khi loại vi khuẩn này khu trú trong dạ dày, là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày – tá tràng, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày,…
Có tới 50% dân số thế giới nhiễm Hp, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10% người bị loét dạ dày – tá tràng, 1-3% bị ung thư dạ dày.
Hầu hết mọi người không nhận ra rằng họ bị nhiễm khuẩn Hp, bởi vì loại nhiễm khuẩn này không có triệu chứng gì đặc trưng.
Tuy nhiên vẫn có thể căn cứ vào một số triệu chứng báo hiệu rằng có thể bạn đã nhiễm vi khuẩn Hp:
+ Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
+ Đau bụng tăng lên khi đói.
+ Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
+ Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
+ Chán ăn
+ Ợ nhiều
+ Đầy bụng
+ Sút cân, thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân
Phán đoán nhiễm vi khuẩn hp dạ dày thì khi nào nên đi gặp bác sỹ?
Gặp bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào tồn tại dai dẳng như:
Đau bụng dữ dội hoặc đau bụng lâu không dứt.
Khó nuốt.
Phân có lẫn máu hoặc phân đen như hắc ín.
Nôn ra máu hoặc nôn ra dịch màu nâu, màu đen.
Cách khắc phục tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng
Dựa trên cơ chế hoạt động của khuẩn Hp trong khoang miệng mà người ta có thể dùng các loại thuốc tiêu diệt trực tiếp chúng. Sau đó, tình trạng hôi miệng sẽ dần được cải thiện. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết rằng hôi miệng do Hp chỉ là một trong số nguyên nhân. Hôi miệng còn có thể do sâu rằng hoặc bị nha chu.
Những thông tin trên chỉ nhằm giúp bạn cảnh giác đến việc khi nhiễm Hp thì tình trạng hôi miệng sẽ xuất hiện kèm theo. Và muốn tiêu diệt Hp cần phải được tư vấn kỹ từ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhé. Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh bởi vì dùng sai thuốc trong một thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn Hp kháng thuốc và khó chữa trị hơn.
Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp bằng cách nào?
Hiện nay y học chỉ ra có 2 con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khá điển hình là qua đường ăn uống và qua phân. Do đó cách phòng ngừa tốt nhất là nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi biết trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP, vi khuẩn Hp gây hôi miệng, thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Để giảm các triệu chứng gây ra của viêm loét dạ dày nên thực hiện việc ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, không nên ăn đồ mặn, không thức khuya, giảm stress do công việc cũng như cuộc sống riêng, năng tập thể dục, yoga, thiền để có tâm trạng thư thái, ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp niêm mạc dạ dày kịp thời phục hồi.
Bên cạnh đó, cần tránh ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như có nồng độ axit quá cao, tránh rượu bia…bởi nếu không tuân thủ các phương pháp trên thì rất có thể khi đã chữa khỏi vi khuẩn HP vẫn bị tái phát.
Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, chỉ test và diệt HP khi có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm loét dạ dày, đau dạ dày có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để đẩy lùi các triệu chứng đau, nóng rát thượng vị, ợ nhiều, buồn nôn,… bởi Yumangel có khả năng trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày rất phù hợp với các đối tượng mắc các bệnh dạ dày hoặc những người thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Điều quan trọng nhất để ngăn chặn nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp gây hôi miệng và 1 loạt những bệnh dạ dày khác là có một chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh tuy khó thực hiện nhưng ai cũng có thể chủ động phòng tránh.