Vi khuẩn Hp trong dạ dày có nguy hiểm không?

Tỉ lệ mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn hp ngày càng gia tăng khiến nhiều người lo sợ về nguy cơ mắc bệnh. Vi khuẩn hp gây ra nhiều bệnh lý thường gặp như đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy, mắc bệnh do vi khuẩn Hp trong dạ dày có nguy hiểm không?

Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm vi khuẩn Hp

+ Điều kiện gây nhiễm Hp

Vi khuẩn Hp dạ dày (H.pylori) có nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng do một số yếu tố như:

-Điều kiện y tế kém.

-Nguồn nước sử dụng không đảm bảo.

-Công tác phòng dịch và ngăn ngừa chưa đáp ứng nhu cầu.

-Những nơi ở tập trung đông người cũng có nguy cơ nhiễm rất cao.

-Các gia đình đông người, đặc biệt là những gia đình có thành viên nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày.

Yếu tố nguy cơ nhiễm Hp là rất nhiều chính vì thế khi tìm hiểu vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không trước tiên cần nắm rõ được những yếu tố này.

+ Con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

Vi khuẩn Hp dạ dày lây nhiễm trực tiếp từ người sang người hoặc gián tiếp qua 3 con đường:

-Lây nhiễm qua đường phân – miệng

Không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày, vi khuẩn Hp còn xuất hiện trên các mảng cao răng, nước bọt, khoang miệng và phân của bệnh nhân.

nguy cơ nhiễm khuẩn Hp

Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn Hp

Bệnh nhân lây nhiễm Hp qua đường phân miệng thường do thói quen không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Các loài vật trung gian như côn trùng, gián, ruồi, chuột,… cũng là tác nhân lây truyền nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Chúng có thể lây nhiễm vào thức ăn và khiến bạn vô tình đưa các loại vi khuẩn này vào cơ thể.

-Lây nhiễm vi khuẩn Hp qua đường miệng – miệng

Con đường miệng – miệng được xem là đường lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến nhất. Dùng chung các dụng cụ ăn uống như bát đũa, chén, muỗng, bát nước chấm,… hôn nhau, gặp thức ăn cho nhau, mớm thức ăn cho trẻ em là những thói quen gây ra tình trạng lây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày rất phổ biến. Tìm hiểu vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không  cần nắm được những con đường lây nhiễm này.

-Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày

Là con đường lây nhiễm hiếm chiếm tỷ lệ không cao. Chủ yếu xảy ra do hoạt động nội soi ở các cơ sở y tế không đảm bảo đủ vệ sinh. Vi khuẩn Hp dạ dày có thể bám trên đầu đo của thiết bị nội soi. Từ đó, vi khuẩn Hp dạ dày có thể đi từ dạ dày người này sang người khác.

-Lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng

Đây cũng là con đường lây nhiễm với tỷ lệ tương đối thấp. Chủ yếu xảy ra với những bệnh nhân bị trào ngược dạ dày hoặc ợ chua có vi khuẩn Hp dạ dày. Phản ứng ợ sẽ khiến cho vi khuẩn đi ra khỏi miệng cùng với dịch dạ dày. Các vi khuẩn có thể theo hơi nước tồn tại trong không khí một thời gian. Nếu vô tình bay vào miệng người tiếp xúc ở khoảng cách gần có thể gây nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày.

Khuẩn Hp có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Một số bệnh lý về dạ dày phổ biến do vi khuẩn hp gây ra ở nhiều người như:

1. Viêm dạ dày tá tràng

Vi khuẩn hp trong dạ dày sẽ gâyra tình trạng kích thích khiến cho vùng niêm mạc bị xung huyết. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp xử lý hiệu quả sẽ dẫn đến bệnh viêm niêm mạc khó hồi phục.

2. Loét dạ dày

Vi khuẩn Hp có thể gây ra những tổn thương đến lớp chất nhày có chức năng bảo vệ dạ dày. Khiến cho lớp bảo vệ này bị suy giảm chức năng, là cơ hội cho acid tấn công vùng niêm mạc và viêm loét dạ dày. Đây cũng là giải đáp cho câu hỏi vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không.

loet-da-day

Loét dạ dày do khuẩn Hp

3. Thủng dạ dày

Khuẩn hp trong dạ dày không chỉ gây viêm loét mà còn khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến xấu đi và thậm chí là “ăn” thủng dạ dày. Đây cũng là một trong những biến chứng có thể khẳng định khuẩn Hp dạ dày có nguy hiểm không.

4. Ung thư dạ dày

Đây là hậu quả nặng nề nhất, nghiêm trọng nhất do vi khuẩn hp trong dạ dày gây ra. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bị nhiễm khuẩn Hp có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao gấp 6 lần so với những người khác.

Theo các nhà khoa học, vi khuẩn Hp khi “sinh sống” trên lớp niêm mạc dạ dày đã tiết ra các độc tố làm thay đổi DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn tới viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và ung thư dạ dày. Đây cũng là bằng chứng mới nhất về khả năng gây ung thư dạ dày của vi khuẩn Hp.

Vi khuẩn Hp trong dạ dày có nguy hiểm không?

Với một số bệnh lý do khuẩn Hp gây ra ở trên có thể thấy, ở mức độ ảnh hưởng nhẹ nhất thì cũng gây ra các tổn thương cho dạ dày, nghiêm trọng hơn còn có thể gây ung thư, đe dọa tính mạng người bệnh.

Chính vì thế, phát hiện sớm và tiêu diệt khuẩn Hp theo phác đồ điều trị của bác sỹ là lời khuyên tốt nhất cho bệnh nhân.

hp-da-day

Khuẩn Hp có thể gây biến chứng bệnh nghiêm trọng

Phòng ngừa và điều trị khi nhiễm khuẩn Hp

Ngoài hiểu rõ  vi khuẩn hp trong dạ dày có nguy hiểm không, để điều trị viêm dạ dày với vi khuẩn HP (+) hiệu quả, bạn cần thực hiện 5 điều dưới đây:

Ăn chín với đồ dùng cá nhân chén bát mới riêng, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm mỡ béo. Kỵ ăn chua, cay, ăn thức ăn nguội hoặc quá nóng và đồ khô rắn, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

Ăn đúng giờ, tránh để đói hoặc no quá.

Kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng, không thức khuya.

Phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ vì có thuốc phải uống trước bữa ăn, có thuốc uống sau ăn mới phát huy tác dụng, uống thuốc phải đủ liều lượng, đủ thời gian, không được thấy hết đau tự ý ngưng thuốc.

Thời gian điều trị trung bình khoảng 6 tuần. Các loại thuốc thường được sử dụng thuốc trung hòa axit dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axit dịch vị.

Sau thời gian dùng đủ thuốc, bắt buộc phải ngưng thuốc hai tuần kiểm tra lại vì khuẩn HP đã hết chưa, kết quả mới chính xác, khi vi trùng âm tính, tức không còn trong dạ dày, mới chắc chắn khỏi bệnh.

Cần nhớ sau khi lành bệnh, để tránh tái phát nên thực hiện nghiêm túc các chỉ định điều trị ở trên, hạn chế dùng các chất, các thuốc gây ảnh hưởng dạ dày.

Đặc biệt cần chú ý kiểm tra xem trong gia đình có ai nhiễm HP không vì có thể trước đó bạn đã lây cho người thân trong gia đình, sau này họ có thể là nguồn lây ngược lại cho bạn làm bệnh tái phát.

Bạn nên đến khám bệnh tại một bác sĩ chuyên khoa nội tiêu hóa để xác định ngoài bệnh viêm dạ dày do HP đã có, bạn còn kèm theo bệnh lý khác kèm theo không, để chẩn đoán chính xác và điều trị khỏi bệnh, phòng biến chứng sang ung thư dạ dày.

Với những thông tin trên lý giải cho thắc mắc vi khuẩn Hp trong dạ dày có nguy hiểm không hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những nguy cơ do nhiễm khuẩn Hp gây ra.

Ngoài việc thăm khám và điều trị tiêu diệt khuẩn Hp, bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,… có thể tham khảo sử dụng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.

Rate this post
1800 1125