Ung thư thực quản: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Ung thư thực quản là một căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

ung-thu-thuc-quan

Ung thư thực quản là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các ung thư tiêu hóa

Tổng quan về bệnh 

Thực quản là ống tiêu hóa dài nối từ cổ họng tới dạ dày, giúp vận chuyển thức ăn sau khi nuốt đến dạ dày để tiêu hóa. Ung thư thực quản thường bắt đầu ở trong lớp lót của thực quản, có thể xảy ra ở bất cứ vị trí theo chiều dọc thực quản. Các tế báo ung thư có thể lan rộng ra các lớp khác của thực quản hoặc các bộ phận khác của cơ thể.

Ung thư thực quản là nguyên nhân thứ sáu gây ra tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi theo các vị trí địa lý khác nhau. Ở một số vùng, tỷ lệ cao hơn do hút thuốc là và lạm dụng rượu, thói quen dinh dưỡng thất thường hoặc béo phì.  

Có 2 loại chính của ung thư thực quản:

  •  Ung thư biểu mô tế bào vảy: Các tế bào vảy tạo ra lớp thực quản bên trong, và ung thư phát triển từ các tế bào vảy có thể xảy ra dọc theo toàn bộ thực quản.
  • Ung thư biểu mô tế bào tuyến (Adenocarcinoma): Đây là loại ung thư phát triển từ tế bào tuyến. Để phát triển ung thư biểu mô  u tuyến thực quản, các tế bào vảy bình thường của tuyến thực quản được thay thế bằng các tế bào tuyến. Điều này thường xảy ra ở phần thực quản gần với dạ dày và được cho là phần lớn liên quan đến sự tiếp xúc acid với thực quản dưới.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư thực quản

Ở giai đoạn sớm, triệu chứng của bệnh ung thư thực quản rất khó nhận biết và thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vùng hầu họng và thực quản. Các triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện rõ rệt khi các tế bào ác tính đã lan ra toàn bộ lòng thực quản khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Dưới đây là dấu hiệu và triệu chứng thường gặp khi bị ung thư thực quản:

  • Nuốt nghẹn: Đây là triệu chứng ung thư thực quản thường hay gặp nhất. Thời gian đầu, người bệnh chỉ có cảm giác vướng sau xương ức khi ăn các thức ăn đặc và cứng, nhưng sau một thời gian, cảm giác nuốt nghẹn ngày càng rõ rệt.Thậm chí càng về sau việc uống nước cũng nghẹn. Nếu sau thời kỳ nghẹn thức ăn, người bệnh trở lại ăn uống được bình thường thì lúc đó là bệnh ở giai đoạn cuối, hoại tử u trong lòng thực quản nên thức ăn có thể đi qua được.
  • Trớ: Thức ăn đọng lại ở trong thực quản khi người bệnh ngủ bị trớ ngược ra ngoài. Nguyên nhân của hiện tượng này là do viêm phế quản dai dẳng khiến dịch tử thực quản chảy vào đường thở.
  • Nước bọt tiết nhiều mà không rõ cơ chế.
  • Sút cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau tức ngực
  • Chứng đầy bụng khó tiêuợ nóng ngày càng tồi tệ.
  • Khàn tiếng hoặc ho kéo dài.
  • Da khô và sạm.
  • Mặt và 2 bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ.

Khi các bạn có một trong những dấu hiệu trên cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm để điều trị ung thư thực quản một cách hiệu quả nhất.

trieu-chung-ung-thu-thuc-quan

Nuốt nghẹn là triệu chứng ung thư thực quản thường hay gặp nhất

Nguyên nhân nào gây ung thư thực quản?

Ung thư thực quản xảy ra khi các tế bào trong thực quản phát triển bất thường tích tụ thành các khối u. Khối u trong thực quản trong quá trình phát triển sẽ xâm chiếm các tế bào xung quanh hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể. 

Theo các chuyên gia sức khỏe, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư thực quản.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản ở người mắc bệnhCác yếu tố tác động từ nội tại và môi trường bên ngoài thực quản được xem là có liên quan đến ung thư thực quản, chúng bao gồm:

  • Lạm dụng rượu bia ( đặc biệt là nồng độ nặng), hút thuốc.
nguyen-nhan-gay-ung-thu-thuc-quan

Để phòng ngừa ung thư thực quản, bạn không nên hút thuốc, hạn chế uống rượu, tránh ăn thực phẩm độc hại.

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), trong đó thức ăn và acid từ dạ dày chưa được tiêu hóa ở dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản.
  • Barrett thực quản: Một tình trạng ảnh hưởng đến phần dưới của thực quản và có thể dẫn đến ung thư thực quản. Theo thời gian, acid dạ dày ở thực quản có thể gây ra những biến đổi trong các tế bào làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến giáp.
  • Chế độ ăn uống ít rau quả và chất xơ, thiếu các vitamin A, B2 và C; ăn uống thực phẩm có chứa chất nitrosamin như rau ngâm giấm, thịt hun khói…
  • Theo thống kê, ung thư thực quản thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi, trong đó 80% bệnh nhân ở vào độ tuổi 55-85. Nguy cơ mắc ung thư thực quản ở nam nhiều hơn nữ, và đối với những người béo phì.

Một số bệnh lý khác có thể tạo tiền đề cho ung thư thực quản phát triển như: ung thư tị – hầu, bệnh ruột non do gluten, bệnh tâm vị không giãn, bệnh đi ngoài phân mỡ; bệnh sừng hóa gan bàn chân…

Những biến chứng nguy hiểm

Khi căn bệnh ung thư thực quản tiến triển, người mắc bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và cả tính mạng như:

  • Tắc nghẽn thực quản. Ung thư khiến thực phẩm hoặc các loại chất lỏng khác khó khăn hoặc không thể đi vào thực quản.
  • Đau đớn. Ung thư thực quản tiến triển có thể gây ra đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh.
  • Chảy máu trong thực quản. Ung thư thực quản có thể gây chảy máu. Đôi khi chảy máu trong thực quản đột ngột và rất nghiêm trọng.

Các giai đoạn phát triển ung thư thực quản

Ung thư thực quản được chia làm 4 giai đoạn phát triển (I đến IV), càng lên cao bệnh tình càng nguy hiểm và khả năng điều trị cũng nhiều khó khăn hơn.

  • Giai đoạn I. Các tế bào ung thư được tìm thấy ở lớp niêm mạc thực quản.
  • Giai đoạn II. Các tế bào ung thư xâm lấn đến lớp cơ hoặc lớp thanh mạc của thực quản. Ngoài ra, ung thư có thể di căn ra 1 hoặc 2 hạch bạch huyết lân cận (các tuyến nhỏ là một phần của hệ thống miễn dịch).
  • Giai đoạn III. Các tế bào ung thư đã sâu hơn vào lớp cơ bên trong hoặc mô mô liên kết. Khối u có thể đã lan ra ngoài thực quản vào các cơ quan lân cận hoặc đã di căn đến nhiều hạch bạch huyết gần thực quản.
  • Giai đoạn IV. Đây là giai đoạn cuối. Ung thư đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể hoặc các hạch bạch huyết cách xa thực quản.

Các phương pháp chẩn đoán giai đoạn phát triển của ung thư thực quản:

  • Chụp X-quang ngực.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): phương pháp giúp tạo hình ảnh sắc nét bên trong thực quản, giúp đánh giá sự xâm lấn  của khối u ở thành thực quản và các tế bào xung quanh.  Ngoài ra, chụp cắt lớp còn giúp phát hiện hạch to, dễ dàng chẩn đoán được giai đoạn ung thư.
  • Siêu âm nội soi hoặc nội soi sinh thiết u: Đây là phương pháp có thể mang lại nhiều thông tin  về kích cỡ và mức độ của khối u, phân loại ung thư biểu mô tuyến hay ung thư biểu mô vảy.

Cách điều trị ung thư thực quản

Điều trị ung thư thực quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giai đoạn ung thư và sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân. Cũng như nhiều loại ung thư khác, điều trị ung thư thực quản có cơ hội thành công cao hơn nếu được phát hiện sớm.

  • Phẫu thuật: cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ thực quản. Sau đó bác sĩ tạo thực quản mới bằng 1 phần dạ dày cắt bỏ. Đây là phương pháp phù hợp nhất hiện nay để kéo dài thời gian sống cho người bệnh và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.
  • Xạ trị: Dùng bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Hóa trị: Dùng các loại thuốc, hóa chất mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư khắp cơ thể, thường được sử dụng kết hợp với xạ trị và phẫu thuật.
  • Liệu pháp miễn dịch. Giúp hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư.
  • Liệu pháp quang động. Mục tiêu các tế bào ung thư với một ánh sáng laser đặc biệt.
  • Liệu pháp lạnh: Làm đông máu các tế bào ung thư để giúp co lại khối u.

Việc phát hiện sớm ung thư hoặc các tế bào ung thư sẽ giúp chữa khỏi bệnh ung thư thực quản. Người bệnh có thể được phẫu thuật nội soi để cắt bỏ lớp niêm mạc bị ung thư.

Ở các giai đoạn I, II, và III, người bệnh thường được kết hợp các phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Ở giai đoạn IV, người bệnh được điều trị bằng nhiều phương pháp kết hợp như Hóa trị liệu, xạ trị, liệu pháp mục tiêu, liệu pháp miễn dịch; điều trị cho giai đoạn này tập trung vào việc giảm đau đớn và triệu chứng khó nuốt ở cổ họng do bị ung thư.

Rate this post
1800 1125