Triệu chứng đau thượng vị có nguy hiểm không

Triệu chứng đau thượng vị có nguy hiểm không? Nên làm gì khi bị đau vùng thượng vị?” là 2 trong số rất nhiều thắc mắc của độc giả gửi về chuyên mục tư vấn của Daudaday.vn trong thời gian qua. Hôm nay, chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết 2 thắc mắc này!

vung-thuong-vi

Vị trí vùng thượng vị

Đau thượng vị là gì?

Vị trí của vùng thượng vị dạ dày là nằm ở khoảng trên rốn và dưới mũi xương ức. Do đó, người bị đau thượng vị thường cảm nhận thấy cơn đau cục bộ ở phần ngay dưới xương ức. Tuy nhiên, cơn đau có thể lan rộng, nên một số người khó xác định được chính xác vị trí đau.

Có nhiều vấn đề về đường tiêu hóa liên quan đến triệu chứng đau vùng thượng vị, tuy nhiên đa số đều không quá gây lo ngại. Tuy nhiên, trong một vài trường đau ở thượng vị lại là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm khác, nếu để tình trạng dài quá lâu sẽ gây ra biến chứng nặng và rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Các triệu chứng đau thượng vị thường gặp

trieu-chung-dau-thuong-vi-buon-non

Triệu chứng của đau thượng vị buồn nôn

Đau thượng vị từng cơn: Cơn đau ở vùng thượng vị có thể diễn ra trong thời gian ngắn theo một hoặc nhiều chu kỳ, có thể là vào khung giờ sau khi ăn/ giữa bữa chiều, giữa bữa sáng khi bị đói.

Đau thượng vị ợ hơi: Triệu chứng cơn đau kèm theo ợ hơi rất hay gặp ở nhiều người. Bình thường, chúng ta nghĩ rằng đây là triệu chứng liên quan đến các vấn đề dạ dày, nhưng đôi khi nó còn liên quan đến gan, mật, tụy.

Đau thượng vị sau khi ăn: Sau khi chúng ta ăn, thức ăn có thể gây áp lực lên các bộ phận khác, trong đó có thượng vị. Đồng thời, khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, nôn nhiều cũng khiến cho vùng thượng vị bị đau.

Đau thượng vị khi đói: Khi dịch vị tiết ra nhiều trong khi thức ăn trong dạ dày không đủ để tiêu hóa, nó sẽ gây nên cơn đau ở thượng vị.

Đau thượng vị về đêm: Đây cũng là 1 dạng của đau từng cơn. Nó thường diễn ra vào khoảng 1 – 2h sáng, lúc mà thức ăn đã được tiêu hóa gần hết, bụng bị đói. Cơn đau về đêm làm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của người bệnh.

Đau thượng vị kèm tiêu chảy: Đây rất có thể là biểu hiện của đau dạ dày kèm theo hội chứng ruột kích thích vì bạn có biểu hiện đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày.

Đau thượng vị khó thở, đau thượng vị lan ra sau lưng: Khi cơn đau nặng hơn, nó có thể ảnh hưởng đến các vị trí khác trong cơ thể, kéo theo triệu chứng tức ngực, khó thở, đau lưng…

Những nguyên nhân gây đau vùng thượng vị

dau-thuong-vi

Đau vùng thượng vị có đôi khi chỉ là rối loạn tiêu hoá nhẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể là biểu hiện của 1 bệnh, thậm chí là trọng bệnh.

3.1. Chế độ ăn uống

– Rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến dạ dày bị viêm, khiến thượng vị dạ dày bị đau.

– Ăn quá no hoặc thường xuyên để bụng đói.

– Không dung nạp đường lactose: Sự không dung nạp lactose thường xảy ra khi bạn không có đủ lactase trong cơ thể. Enzyme này rất quan trọng trong việc phá vỡ đường lactose.

3.2. Bệnh lý liên quan đến dạ dày

– Trào ngược Axit: Axit trong dạ dày  trở ngược lại thực quản khiến người mắc phải có cảm giác đau ngực và đau họng. Theo thời gian, trào ngược acid  kéo dài thường dẫn tới bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

– Khó tiêu: Khi một người ăn thức ăn, dạ dày sẽ tiết ra acid để tiêu hóa thức ăn. Đôi khi, acid tiết ra có thể gây kích thích lớp lót niêm mạc dạ dày hoặc hệ thống tiêu hóa.

– Viêm dạ dày, thực quản hoặc: Viêm thực quản và viêm dạ dày có thể là do trào ngược acid, nhiễm trùng hoặc sự kích ứng từ một số thuốc nhất định. Rối loạn hệ thống miễn dịch cũng có thể gây viêm ở thực quản hoặc dạ dày.

– Thoát vị gián đoạn: Xảy ra khi một phần của dạ dày được vào ngực thông qua cơ hoành. Nguyên nhân có thể do tai nạn hoặc cơ hoành bị suy yếu.

– Loét dạ dày: Loét dạ dày là khi lớp lót dạ dày hoặc tá tràng bị hư hại do vi khuẩn HP hoặc do uống quá nhiều thuốc, như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).

3.3. Bệnh lý khác

– Viêm túi mật hoặc sỏi mật: Đau khu vực thượng vị thường xảy ra khi túi mật bị viêm hoặc tắc đường ống mật. Tình trạng trên được gọi là viêm túi mật, nếu để kéo dài có thể dẫn đến các bệnh về tụy như viêm tụy mạn tính hay ung thư đầu tụy.

– Mang thai: Đau vùng thượng vị thường xuyên xảy ra khi người phụ nữ mang thai, do biến đổi hormone và những thay đổi trong hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, cơn đau ở vùng thượng vị kéo dài và dữ dội khi phụ nữ mang thai có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Do đó, bà bầu nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường.

Cách phòng tránh đau vùng thượng vị

– Chế độ ăn uống hợp lý: Đây là cách tốt nhất để bạn không bị đau ở thượng vị. Bạn không nên sử dụng đồ ăn cay, nóng, chua, đồ ăn nhanh; hạn chế ăn vặt, ăn uống đúng bữa.

– Tăng cường vận động: tập thể dụng 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ đau vùng thượng vị.

– Sinh hoạt lành mạnh và từ bỏ các thói quen không tốt: Bạn cần ngủ nghỉ hợp lý, tránh stress, căng thẳng; không hút thuốc lá; không uống rượu bia.

– Khám sức khỏe định kỳ: Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm đau ở thượng vị. Từ đó, bạn có cách ngăn ngừa để bệnh không tiến triển.

Phương pháp điều trị đau thượng vị

5.1. Phương pháp chung

Vì có nhiều nguyên nhân gây đau khu vực thượng vị nên ngay khi thấy xuất hiện những cơn đau dữ đội mà trước đó chưa từng bị lần nào, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Đối với trường hợp đau do rối loạn thông thường, đau âm ỉ tuy không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày, để hạn chế cơn đau, việc đầu tiên bạn nên làm là dừng ngay mọi công việc và nằm nghỉ bất động. Bởi nếu càng cố vận động thì cảm giác đau sẽ càng tồi tệ hơn. Đồng thời, không nên ăn uống bất cứ thứ gì dù bạn đang đói, hãy để cho hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi. Nếu cố tình ăn vào lúc có  cơn đau, dù chỉ là 1 miếng nhỏ cũng khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn.

Về lâu dài, cách tốt nhất để đối phó với bệnh đau vùng thượng vị vẫn là phải tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý; không nên ăn các thực phẩm chua cay; không uống rượu, bia; hạn chế tối đa uống cà phê và tuyệt đối không được hút thuốc lá, tránh căng thẳng quá mức trong thời gian dài.

5.2. Giảm đau thượng vị buồn nôn với bài thuốc dân gian

Chữa đau thượng vị buồn nôn bằng bắp cải

Chữa đau thượng vị buồn nôn bằng bắp cải

– Bắp cải: Bạn lấy bắp cải ép thành nước rồi đun sôi nước bắp cải để uống. Mỗi ngày bạn nên uống 2 lần trước bữa ăn. Sau khoảng nửa tháng, cơn đau sẽ thuyên giảm.

– Trà gừng/ trà bạc hà: Một tách trà gừng hoặc bạc hà nóng sẽ nhanh chóng làm giảm cơn đau vùng thượng vị.

– Nha đam: Sau khi thức dậy, bạn hãy uống 1 thìa nha đam cùng nước ấm để giảm đau.

5.3 Đau thượng vị nên ăn gì và không nên ăn gì?

Một số nhóm thực phẩm tốt cho người bị đau vùng thượng vị là:

– Thực phẩm có thể chung hòa axit: bắp cải, cà rốt, mật ong, nghệ, rau xanh, các loại củ nhiều tinh bột… sẽ giúp cân bằng axit trong dạ dày. Vì thế, bạn nên bổ sung chúng vào bữa ăn để giảm bớt những cơn đau.

– Thực phẩm dễ tiêu hóa: Những món ăn dễ tiêu hóa sẽ tốt cho người bị đau ở thượng vị. Do đó, bạn nên sử dụng các món hầm, cháo loãng,… Bên cạnh đó, bạn có thể uống sữa tươi để làm sạch dạ dày và giảm đau.

– Thực phẩm có tính mát: Nếu đau ở thượng vị kèm theo ợ nóng, bạn có thể ăn thực phẩm có tính mát như nước ép rau má, xà lách, bí đao…

Ngoài ra, bạn cần lưu ý không ăn một số thực phẩm sau khi bị đau ở thượng vị:

– Thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu

– Đồ ăn có vị chua và có nồng độ axit cao như chanh, khế, xoài…

– Không uống rượu bia và đồ uống có gas

5.4. Đau thượng vị ở bà bầu phải làm sao?

đau thượng vị ở bà bầu

Đau thượng vị ở bà bầu gây ra cảm giác khó chịu nhưng không thể dùng thuốc tây

Để giảm đau thượng vị ở bà bầu mà không cần dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản sau đây:

– Chườm ấm: Bạn có thể cho nước ấm vào 1 chai thủy tinh. Sau đó, lặp lại quy trình chườm 5 phút, nghỉ 5 phút để giảm bớt cơn đau.

– Uống nước muối ấm, loãng: Nước muối ấm loãng sẽ sát khuẩn cho dạ dày mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

– Uống nước chanh ấm: Nếu ốm nghén dẫn đến đau vùng thượng vị, bà bầu nên uống nước chanh ấm để giảm nôn ói.

– Chế biến thức ăn nên có nghệ vàng.

5.5. Đau thượng vị uống thuốc gì?

Thuốc dạ dày chữ Y trị đau thượng vị

Thuốc dạ dày chữ Y đẩy lùi triệu chứng đau thượng vị

Nếu đau vùng thượng vị liên quan đến bệnh lý dạ dày, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để kiểm soát hiệu quả cơn đau thượng vị cũng như đẩy lùi hiệu quả một số triệu chứng kèm theo như nóng rát, buồn nôn, cồn cào,…

Thuốc dạ dày chữ Y được ví như “người bảo vệ” niêm mạc dạ dày với khả năng trung hòa acid, tạo một lớp hỗn dịch ngăn không cho vi khuẩn tấn công niêm mạc dạ dày một cách hiệu quả và triệt để. Sau khi dùng 1 gói Yumangel, bạn sẽ cảm thấy cơn đau vùng thượng vị thuyên giảm nhanh chóng chỉ sau một vài phút.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có gói nhỏ tiện dụng, xé uống liền không cần pha với nước. Vị thuốc thơm nhẹ, dễ uống.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục Quản lý dược: 029/2016/XNQC-QLD

Rate this post
1800 1125