Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ mẹ không thể bỏ qua

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ sau khi ăn, sau khi tiêm phòng, trong thời kỳ ăn dặm, mọc răng… có thể là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định. Tuy nhiên nếu có dấu hiệu trẻ bị nôn trớ nhiều lần liên tục trong ngày thì cha mẹ nên chú ý đến tình trạng sức khỏe của con để có cách khắc phục kịp  thời.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ

  • Do bệnh lý đường ruột

Trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày, có thể là do các nguyên nhân như viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng,…. Biểu hiện có thể kèm theo với 1 số triệu chứng liên quan như sốt, phát ban, dịch nôn bất thường, bé la khóc, đau quặn bụng.

  • Liên quan đến hệ thần kinh

Trung tâm phản xạ nôn do não điều khiển. Bất kỳ một tổn thương nào tại não cũng sẽ làm rối loạn chức năng điều khiển của hệ thần kinh, trong đó có phản xạ nôn. Do đó, nếu cha mẹ thấy con nôn liên tục, nhiều lần trong ngày, nôn vọt, mắt trũng, da khô,… nhanh chóng đưa bé đi khám.

  • Trào ngược acid dạ dày

Nếu là trào ngược sinh lý chỉ là nhất thời trong một giai đoạn đầu đời của bé, sẽ tự khỏi. Tuy nhiên trẻ lớn vẫn thường xuyên bị trào ngược cần được thăm khám và điều trị sớm.

Trẻ bị nôn trớ

Trẻ bị nôn trớ do trào ngược

  • Trẻ bị nôn trớ do ăn quá no

Dạ dày của bé còn nhỏ và chưa hoàn thiện nhưng các bà mẹ thường cho bé bú nhiều hơn so với dạ dày của con. Vượt quá sức chứa cho phép, các bé sẽ nôn ngay ra và có thể nôn hết tất cả những gì vừa mới ăn.

  • Tư thế trước và sau khi bú/ăn

Tư thế bú không phù hợp dễ khiến trẻ nôn trớ ngay khi bú xong hoặc khi bé vừa mới ăn no, nếuđặt bé nằm ngay sẽ làm cho thức ăn dễ bị trào ngược lên.

  • Ho có đờm

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dị ứng khi thay đổi thời tiết. Đờm khiến bé khó chịu, dễ bị kích ứng, tạo cảm giác buồn nôn để nôn đờm ra ngoài. Khi bé ho, không khí cũng rất dễ theo vào, làm mở cơ dưới của thực quản do đó thức ăn dễ bị đẩy lên và ra ngoài, hình thành những đợt nôn kèm theo.

  • Đầy hơi, kém tiêu

Tình trạng này thường thấy các biểu hiện như bé đầy hơi, chướng bụng, sợ bụng cứng, ít đi tiêu, xì hơi nhiều, nôn khan, bú mẹ không no, không muốn bú, chán ăn, biếng ăn. Ngoài ra bé có thể có những biểu hiện khó chịu, quấy khóc, đặc biệt vào buổi tối bé hay trằn trọc, vặn mình, khóc đêm, ngủ không ngon giấc.

  • Táo bón

Bị táo bón cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa và trẻ thường sẽ nôn ra những gì mình ăn được trong thời gian này.

trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón đầy bụng

–  Ngộ độc thức ăn

Nếu cha mẹ thấy con có biểu hiện nôn trớ liên tục trong ngày, hãy nghĩ ngay đến tình huống ngộ độc thức ăn, nước uống hoặc thuốc. Một số biểu hiện đặc trưng kèm theo như phát ban, sốt, tiêu chảy, co giật,…

Xử trí hiện tượng nôn trớ ở trẻ

-Ngay khi trẻ nôn trớ phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.

-Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.

-Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.

-Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm hoặc ORS ấm từng thìa nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ.

-Không dùng thuốc chống nôn khi chưa có ý kiến của bác sỹ

-Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo.

Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày nếu áp dụng các cách xử trí thông thường mà không thuyên giảm cần sớm thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sỹ.

Trường hợp trẻ lớn hơn bị nôn do bệnh lý dạ dày, trào ngược, đầy bụng khó tiêu, cha mẹ có thể cho trẻ uống 1 gói thuốc dạ dày Yumangel/ngày chia làm hai lần để kiểm soát triệu chứng chỉ sau vài phút dùng thuốc.

Rate this post
1800 1125