Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn liên tục?
Trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, nhất là trẻ dưới 2 tuổi nên tình trạng nôn trớ rất hay xảy ra. Tuy nhiên tình trạng trẻ bị nôn liên tục cần được chú ý theo dõi sát sao và có hướng xử lý đúng đắn. Vậy cha mẹ nên làm gì trong trường hợp này?
Nội dung chính
Nguyên nhân trẻ em bị nôn liên tục
Với trẻ em bị nôn liên tục có thể là biểu hiện bệnh lý nặng và cần được đánh giá kỹ. Các nguyên nhân nôn ói có thể là tắc dạ dày (hẹp môn vị) hoặc tắc ruột. Ngoài ra, cũng có thể do nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng toàn thân. Bất cứ trẻ nhỏ nào sốt 38 độ C hoặc sốt cao hơn, kèm nôn ói, nên được khám tại các cơ sở y tế.
Với trẻ lớn hơn, nguyên nhân thường gặp là viêm dạ dày – ruột, thường do siêu vi trùng. Viêm dạ dày, ruột có thể xảy ra khi trẻ ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc ngậm tay bị nhiễm bẩn, cũng có thể do ăn thức ăn được chế biến, bảo quản không đúng cách gây ngộ độc thức ăn.
Trẻ bị nôn do viêm dạ dày – ruột thường bắt đầu đột ngột và hồi phục nhanh, trong vòng 24 giờ. Những dấu hiệu khác của viêm dạ dày – ruột bao gồm tiêu chảy, sốt, hoặc đau bụng.
Những bệnh khác cũng có thể gây nôn mửa là trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, tắc ruột,..
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn nhiều?
Khi trẻ em bị nôn liên tục , cha mẹ nên theo theo dõi mất nước ở bé. Khi trẻ có dấu hiệm mất nước trung bình hoặc nặng bao gồm tiểu ít, khóc không có nước mắt, miệng khô, mắt trũng thì cần được đưa đến cơ sở y tế.
Các bước xử lý khi trẻ bị nôn liên tục:
+ Nghỉ ngơi
-Hãy cho trẻ nằm nghỉ trên giường với một chiếc chậu bên cạnh, không gian nên yên tĩnh và thoáng mát.
-Không nên cho bé ăn trong vòng 30 đến 60 phút sau khi nôn. Điều này giúp dạ dày có thời gian để hồi phục tốt hơn.
-Trấn an trẻ với suy nghĩ tích cực.
-Có thể xoa nhẹ nhàng bụng hoặc lưng cho trẻ.
+ Bù nước
-Mất nước thường xảy ra khi trẻ bị nôn liên tục do vậy cần tránh xảy ra điều này. Nhưng hãy cung cấp cho trẻ đồ uống sau khi ngừng nôn khoảng 30-60 phút.
-Cứ 5-10 phút thì cho trẻ uống nước hoặc bú sữa nhiều lần. Mỗi lần là một lượng nhỏ, có thể dùng thìa thay vì uống cả cốc.
-Cho trẻ uống Oresol hoặc Pedialyte để bù nước.
+ Thức ăn bổ sung
-Cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt và giàu tinh bột như: bánh mì, bánh quy, ngũ cốc, chuối,…
-Tránh cho trẻ ăn những đồ nhiều chất béo hoặc các loại thực phẩm cay trong một vài ngày khi con bạn đang dần hồi phục.
-Nếu là trẻ sơ sinh thì vẫn là sữa mẹ, thay loại sữa bột nếu nguy cơ bị dị ứng.
+ Uống thuốc
Cho trẻ uống các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm theo chỉ định của bác sỹ.
Nên đưa bé đến bệnh viện khi thấy dấu hiệu sau:
-Trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ hậu môn là 38 độ C. Trẻ lớn có nhiệt độ cơ thể trên 39 độ C.
-Sốt kéo dài hơn 24 giờ ở trẻ em dưới 2 tuổi hoặc 3 ngày trong một đứa trẻ 2 tuổi trở lên.
-Sốt kèm theo co giật.
-Ói mửa nhiều lần trong một giờ hoặc vài giờ.
-Nôn ra máu.
-Nôn ra dịch xanh, vàng (mật).
-Đau bụng.
-Buồn nôn nhưng không nôn hoặc nôn rất dữ dội.
-Nôn mửa sau khi uống thuốc theo toa.
Trẻ buồn nôn, nôn thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng, chỉ kéo dài 1-2 ngày nhưng nếu trẻ bị nôn liên tục và xuất hiện những dấu hiệu đáng lo ở trên, bạn nên cho bé đi khám, việc tự ý dùng thuốc có thể khiến trẻ bị nguy hiểm hơn cần hết sức thận trọng.
Trẻ lớn được chẩn đoán viêm, đau dạ dày có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel vừa bảo vệ niêm mạc dạ dày vừa có thể kiểm soát hiệu quả các triệu chứng đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, trào ngược,…