Trẻ bị đau bụng từng cơn: Bố mẹ chớ coi thường!
Trẻ bị đau bụng từng cơn có thể là bệnh lý tạm thời nhưng cũng có thể là bệnh lý nguy hiểm, do vậy bố mẹ chớ coi thường. Do trẻ nhỏ chưa biết mô tả hoặc chưa biết nói nên bố mẹ rất khó khăn trong việc chuẩn đoán và xử trí cơn đau bụng cho con. Bài viết dưới đây, daudaday.vn sẽ cung cấp một vài thông tin và kiến thức giúp bố mẹ nhận biết trẻ bị đau bụng từng cơn là bệnh gì và cách xử trí ra sao.
Nội dung chính
Nguyên nhân nào khiến trẻ đau bụng từng cơn?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng từng cơn, trong đó có thể là do các lý do đơn giản và thường gặp như đầy hơi, ăn quá no, khó tiêu, nhưng cũng có thể là do trẻ bị mắc một số bệnh lý như lồng ruột, viêm ruột thừa…
Triệu chứng nhận biết trẻ bị đau bụng từng cơn thông thường và cấp cứu?
Đau bụng từng cơn thông thường:
Khi trẻ bị đau bụng từng con thông thường và không nguy hiểm, mỗi cơn đau chỉ kéo dài 2 tiếng hoặc ít hơn. Trẻ thậm chí còn vấn ăn và chơi bình thường, khi mải chơi trẻ có thể quên cả đơn đau, không có dấu hiệu sốt và nôn kèm theo.
- Trẻ bị đau bụng từng cơn sau khi ăn, trẻ ít đi ngoài, đi ngoài phân táo hoặc trẻ bị đau bụng đầy hơi có thể là do ăn nhiều các dưỡng chất khó tiêu, gây ra các cơn đau bụng kèm theo hiện tượng mót đi ngoài.
- Lạnh bụng cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng từng cơn. Nhất là khi trời lạnh hoặc khi trẻ ăn các đồ ăn lạnh như kem, uống nước đá.
- Việc ép bé ăn quá nhiều và quá sức cũng có thể khiến trẻ bị đau bụng từng cơn và thường xuyên.
- Trẻ nghịch ngợm, chạy nhảy quá nhiều cũng có thể gây ra các cơn đau bụng do vận động quá sức.
Đau bụng từng cơn cấp cứu:
Trẻ nhỏ cũng thường gặp các cơn đau bụng liên quan tới một số bệnh lý như lồng ruột, ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, đau bụng giun… Do vậy, nếu thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất:
- Viêm ruột thừa cấp: Trẻ bị đau âm ỉ ở vùng hố chậu phải, tiếp đó trẻ bị đau bụng từng cơn và sốt, kèm theo triệu chứng buồn nôn.
- Lồng ruột cấp: Bệnh thường xảy ra ở các bé trai bụ bẫm, từ 3 tháng tuổi cho đến 2 tuổi. Triệu chứng điển hình là trẻ đau bụng từng cơn, khóc thét khi cơn đau xuất hiện, đi ngoài ra máu, phân có màu bã trầu, nôn…Nếu không được điều trị kịp thừi, bệnh sẽ gây tắc ruột và hoại tử ruột, thậm chí còn đe dọa tính mạng của trẻ.
- Đau bụng giun: Trẻ bị đau bụng từng cơn quanh rốn, đau kéo dài và tái đi tái lại nhiều lần…
- Sỏi tiết niệu: Trường hợp này tuy ít gặp nhưng trẻ hay bị đau bụng dưới, đau dữ dội, đi tiểu buốt, tiểu rắt…
- Do rối loạn tiêu hóa: Đây là bệnh lý rất nhiều trẻ gặp phải, nhất là những trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm, trẻ thường xuyên uống thuốc kháng sinh, hoặc có chế độ dinh dững không hợp lý. Triệu chứng nhận biết là trẻ bị đau bụng từng cơn thường xuyên, đầy hơi, táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, phân sống… Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng rối loạn tiêu hóa gây rối loạn hấp thu, trẻ bị thấp còi suy dinh dưỡng,…
- Ngộ độc thực phẩm: Bé có thể bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn hoặc hóa chất. Dấu hiệu nhận biết là trẻ bị đau bụng, đi ngoài và sốt, thậm chí phân có màu máu cá.
- Do nhiễm trùng: Cơn đau bụng xuất hiện sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm phổi…
- Nhiễm khuẩn đường ruột: Bệnh gây ra các triệu chứng như đau bụng từng cơn, kèm sốt, buồn nôn và nôn, trẻ mệt mỏi, tiêu chảy..
- Trào ngược axit dạ dày: Trào ngược axit dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng từng cơn. Bé bị đau bụng ở vùng thường vị, dưới mũi ức, ợ hơi, đầy hơi, ợ chua, thậm chí là nôn trớ sau khi ăn.
Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức?
Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức khi nhận thấy 1 trong các triệu chứng dưới đây:
– Trẻ bị đau bụng từng cơn liên tục và kéo dài trên 1 tiếng đồng hồ.
– Trẻ bị đau bụng và sốt nhẹ, có triệu chứng lờ đờ, mệt mỏi, nhợt nhạt và da xanh.
– Trẻ bị đau bụng kèm theo sốt cao, đi ngoài phân có máu, nôn.
Giải pháp hạn chế tình trạng đau bụng từng cơn ở trẻ?
– Nếu trẻ bị đau bụng từng cơn do chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh, bố mẹ cần lưu ý việc lựa chọn và chế biến thực phẩm cho con. Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi nấu thức ăn cho con; giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; tạo thói quen rửa tay cho trẻ, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…
– Giữ ấm vùng bụng cho trẻ kể cả khi vào mùa hè. Khi trẻ đau bụng, mẹ hãy massage nhẹ nhàng và chườm ấm vùng bụng để trẻ thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
– Cho trẻ uống nước gừng ấm để làm ấm bụng và giảm cảm giác đau.
– Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi.
– Tránh cho trẻ ăn các thức ăn, thực phẩm khó tiêu, cứng.
– Khi thấy trẻ bị đau bụng từng cơn, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho con uống. Cách tốt nhất là bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chuẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề trẻ bị đau bụng từng cơn. Hy vọng những kiến thức chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bố mẹ trên hành trình chăm sóc và nuôi dậy con. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và thông minh!