Trẻ bị đau bụng đi ngoài – mẹ nên làm gì?
Trẻ bị đau bụng đi ngoài là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa hoặc mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt và chưa hoàn thiện nên mẹ cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng và đi ngoài để có phương pháp điều trị đúng cách, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Nội dung chính
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau bụng đi ngoài
Nếu có xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây, rất có thể trẻ đã bị đau bụng đi ngoài:
- Đau bụng quằn quại.
- Tiêu chảy nhiều lần, phân tóe nước.
- Có thể bị sốt và nôn trớ.
Nếu trường hợp trẻ bị đai ngoài đau bụng ở mức độ nhẹ, không bị mất nước và kèm theo sốt cao, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà.
Khi nào trẻ bị đau bụng đi ngoài cần đến bệnh viện?
Khi thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay:
- Sốt cao trên 39 độ C.
- Đi ngoài liên tục 10 – 15 phút/lần.
- Phân lỏng có nhầy.
- Nôn liên tục.
- Bụng bị cứng.
- Trẻ hoảng loạn, khóc thét.
- Trẻ bỏ ăn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài
Dưới đây là các nguyên nhân chính khiến trẻ bị đau bụng đi ngoài:
– Viêm ruột thừa: Dấu hiệu thường gặp là trẻ bị đau bụng đi ngoài ở hố chậu phải, cơn đau tăng dần và liên tục, kèm theo sốt nhẹ, buồn nôn. Trẻ dưới 2 tuổi còn có thể bị nôn trớ, mặt lờ đờ, quấy khóc, xanh tái.
– Lồng ruột: Thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, các bé bụ bẫm và bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Triệu chứng nhận biết là đau bụng từng bơn, trẻ khóc thét khi xuất hiện cơn đau, đi ngoài ra máu, có thể bị nôn…
– Thoát vị bị nghẽn: Ngoài cơn đau bụng còn có thế xuất hiện triệu chứng nôn, bí trung và đại tiện. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ dẫn đến nguy cơ hoại tử đoạn ruột bị nghẽn.
– Tắc ruột: Trẻ bị đau bụng đi ngoài còn do tắc ruột, với các triệu chứng điển hình như như nôn ra thức ăn, có mật vàng, mật xanh, bụng chướng.
– Ngộ độc thức ăn: Đây là nguyên nhân đầu tiên các mẹ thường nghĩ đến khi trẻ bị đau bụng đi ngoài. Triệu chứng nhận biết là trẻ bị nôn, tiêu chảy, phân có thể lẫn máu.
– Do nhiễm trùng: Do trẻ bị mắc một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm amidan, sốt rét, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm gan.
– Do giun: Nếu trẻ bị đau bụng đi ngoài tuy không quá đau và quặn quại nhưng lại dai dẳng nhiều ngày hoặc nhiều tuần thì mẹ có thể nghĩ đến việc trẻ bị giun đũa. Các cơn đau bụng không tập trung ở 1 vị trí nhất định mà ở quanh khu vực rốn.
– Do chế độ ăn uống: Trẻ ăn quá nhiều hoặc không cân đối các thành phần dinh dưỡng, thừa tinh bột, thừa đạm và thiếu chất xơ cũng có thể gây đau bụng đi ngoài.
– Đau bụng cấp: Đây là trường hợp đáng lo ngại nhất mà trẻ có thể mắc phải với các triệu chứng như: cơn đau dữ dội, trẻ quằn quại và khóc thét, vã mồ hôi, mặt tái mét; bụng cứng, bụng đau khi sờ vào, co thành cơ bụng; ói mửa, chất ói có màu nâu, đen hoặc xanh rêu, sức khỏe suy sụp, mất kiểm soát.
Cách xử lý khi trẻ bị đau bụng đi ngoài
Dù trẻ bị đau bụng đi ngoài do nguyên nhân nào, bố mẹ cũng tuyệt đối không được tùy tiện mua thuốc cho bé uống, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, giảm đau, làm lu mờ các triệu chứng của bệnh, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chuẩn đoán.
Riêng với các trường hợp nghi ngờ trẻ bị đau bụng cấp, bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kịp thời chữa trị, tránh dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị đau bụng đi ngoài
Theo các bác sĩ, việc điều trị cho trẻ bị đau bụng đi ngoài sẽ được dựa trên bệnh sử, kết quả các xét nghiệm khám lâm sàng và trên cơ địa mỗi trẻ. Có thể nếu bệnh nhẹ, bố mẹ có thể đưa trẻ về nhà và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng nếu bệnh nặng, trẻ có thể phải nhập viện và tiến hành phẫu thuật.
Trong quá trình điều trị, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân và ăn uống cho trẻ.
- Nên mua thực phẩm tươi về chế biến và nấu chín cho trẻ; tránh mua các đồ ăn bán sẵn, không đảm bảo vệ sinh.
- Không cho bé ăn thức ăn thừa của bữa trước.
- Rửa tay cho trẻ sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Cho trẻ uống nhiều nước, uống nước bù chất điện giải Oresol pha theo tỷ lệ dành cho các bé.
- Nếu bé không khát nước, mẹ nên cho bé uống từng ít một.
- Không tự ý cho trẻ uống thuốc tiêu chảy, chống nôn, giảm đau hay kháng sinh.
- Đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
- Một số thực phẩm tốt cho trẻ khi bị đau bụng đi ngoài gồm bánh mì, cơm, mỳ, khoai tây, ngũ cốc, thực phẩm giàu protein…
- Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm như: sữa bò, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua); nước ép quả anh đào, mơ, lê; đậu Hà Lan; mận và nước ép mận, nước ép táo…
Trên đây là những thông tin xung quanh việc trẻ bị đau bụng đi ngoài, hy vọng các mẹ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc bé yêu khỏe mạnh từng ngày!