Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản – Nguyên nhân và cách chữa trị.
Trào ngược dạ dày khi mang thai gây cảm giác khó chịu, phiền toái khiến cho thai kỳ của chị em trở nên mệt mỏi hơn. Vậy có giải pháp nào để cải thiện tình trạng bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản?
Nội dung chính
- I – Tại sao bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản?
- II – Những triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu
- III – Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày phải làm sao? Cách chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu
- 1. Cách chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu bằng tinh bột nghệ
- 2. Cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai từ gừng tươi
- 3. Cách chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng trà hoa cúc
- 4. Cách trị trào ngược dạ dày khi mang thai webtretho chia sẻ
- 5. Chữa trào ngược thực quản thuốc chống trào ngược dạ dày cho bà bầu
- IV – Phòng tránh hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu
I – Tại sao bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản?
Thời gian đầu của thai kỳ khi thai phụ bị nghén thì tần suất đau nhiều hơn do nôn mửa. Khi hết nghén, nhu động cơ dạ dày và ruột do thai nghén giảm.
Đồng thời vị trí dạ dày bị thay đổi do tử cung to lên chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, dễ ứ đọng dịch vị, làm nặng thêm thương tổn trong niêm mạc dạ dày gây hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày bà bầu là do đâu?
Ngoài sự thay đổi nội tiết, cơ thể, áp lực dạ dày do mang thai, một số phụ nữ có tiền sử bị trào ngược dạ dày hoặc mắc các bệnh dạ dày thì đến khi mang bầu, những biểu hiện bệnh sẽ xuất hiện trở lại và có phần dữ dội hơn.
Hầu hết mẹ bầu bị trào ngược thực quản là chứng bệnh hầu như phụ nữ mang thai nào cũng mắc phải. “Vị khách không mời mà đến” này gây ra chứng ợ nóng , ợ hơi tuy vô hại nhưng gây ra cảm giác rất khó chịu cho bà bầu.
II – Những triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu
Các triệu chứng thường gặp trong trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ mang thai bao gồm:
– Nóng rát vùng ngực
– Ợ hơi, ợ nóng
– Đau thượng vị
– Nôn, buồn nôn
– Khó nuốt
– Rát cổ, giọng khàn
– Ho khan
III – Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày phải làm sao? Cách chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu
1. Cách chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu bằng tinh bột nghệ
Trong nghệ có chứa curcumin dồi dào. Chất này có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng tiết dịch vị, thúc đẩy quá trình co bóp dạ dày.
Không những thế, các thành phần trong củ nghệ còn giúp chữa lành các vết thương ở niêm mạc dạ dày. Cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai từ tinh bột nghệ như sau:
( → Xem thêm: 3 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc nam cực tốt, cực hiệu quả)
Lấy 3 thìa cafe tinh bột nghệ trộn đều cũng 2 thìa cafe mật ong. Tiếp đó, cho thêm nước ấm vào hỗn hợp vừa trộn khuấy đều.
Với phương pháp trị trào ngược axit khi mang thai bằng tinh bột nghệ này, bạn nên uống 3 lần/ngày, và duy trì như thế trong suốt thai kỳ
2. Cách chữa trào ngược dạ dày khi mang thai từ gừng tươi
Gừng không những là gia vị nổi tiếng mà nó còn là phương thuốc loại bỏ các triệu chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu.
Trong gừng có các hoạt chất có tác dụng ức chế hình thành prostaglan. Chính vì thế, mà nó có thể chữa được chứng trào ngược dạ dày thực quản ở bà bầu
Bà bầu bị trào ngược axit dùng gừng tươi như thế nào? Gừng tươi ( khoảng 50g) đem đi rửa sạch rồi thái thành lát mỏng.
Đun sôi với khoảng 200 – 300mk nước tùy vào số lượng gừng trong khoảng 5 – 10 phút. Đổ ra cốc và để cho bớt nóng rồi uống trực tiếp
3. Cách chữa trào ngược dạ dày ở bà bầu bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc là thức uống mát, lành tính mà có bầu bị trào ngược dạ dày nên sử dụng. Ngoài việc hạn chế được tình trạng mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản, uống trà hoa cúc còn giúp ngủ ngon giấc, tinh thần thoải mái,
Cách chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu bằng uống trà hoa cúc như sau:
Dùng khoảng 7 bông hoa cúc đã ấy khô đem đi hãm với 300ml nước sôi trong 10 phút. Chờ đến khi nước chuyển sang màu vàng nhạt thì lấy uống
4. Cách trị trào ngược dạ dày khi mang thai webtretho chia sẻ
Chủ đề: bầu bị trào ngược dạ dày thực quản phải làm sao hay mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản chữa như thế nào là một trong các chủ để được quan tâm nhất trên diễn đàn webtretho
Topic “trào ngược axit dạ dày khi mang thai “được nhiều người quan tâm
Mẹ có nick name nguyenthubnc chia sẻ cách chữa trào ngược dạ dày cho bà bầu:
5. Chữa trào ngược thực quản thuốc chống trào ngược dạ dày cho bà bầu
Đối với người bệnh trào ngược dạ dày, có rất nhiều hướng điều trị tuy nhiên với thai phụ, các cách xử lý cần phải thận trọng hơn, nhất là việc dùng thuốc.
Để chữa trị chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu, trước hết chị em nên đến gặp bác sỹ để được hướng dẫn điều trị. Trong quá trình chữa bệnh, không tự ý lấy thuốc về uống mà cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ.
Có 4 nhóm thuốc chống trào ngược dạ dày cho bà bầu thường được chỉ định:
– Thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu
– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
– Thuốc kháng histamin
– Thuốc ức chế bơm proton
Đối với phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản , các bác sĩ sẽ ưu tiên cho dùng nhóm thuốc kháng axit vì nhóm thuốc này an toàn với phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, khi có bầu bị trào ngược dạ dày thì không nên sử dụng các thuốc kháng acid có chứa sodium bicarbonate và magnesium trisilicate.
Việc sử dụng thuốc chống trào ngược dạ dày cho bà bầu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ
( → Xem thêm: Bà bầu bị đau chân: Nguyên nhân và cách chữa trị)
Nếu các thuốc kháng acid không hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng, có thể các mẹ bầu bị trào ngược dạ dày sẽ phải sử dụng thêm các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng histamin và thuốc ức chế bơm proton.
Các thuốc trên đều là thuốc bán không cần kê đơn nên bạn có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Mặc dù vậy, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc không kê đơn nào, mẹ bầu bị trào ngược thực quản cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc điều dưỡng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.
IV – Phòng tránh hiện tượng trào ngược dạ dày ở bà bầu
1. Tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày
Một số nhóm thực phẩm rất dễ gây kích thích dạ dày, đặc biệt là các loại thực phẩm như chocolate, trà, cà phê, các thực phẩm cay nóng, các món chiên xào,… dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, ợ chua, ợ nóng cũng như có khả năng gây kích thích khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn.
Do đó, trào ngược dạ dày bà bầu nên tránh xa các thực phẩm, đồ uống này.
2. Chú ý cách ăn uống
Trong quá trình mang thai, chị em nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ. Khi ăn nhanh, sẽ dễ nuốt nhiều không khí vào bụng dễ gây khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, ợ nóng cũng như có khả năng gây ra tình trạng trào ngược. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị trào ngược thực quản cũng không nên vừa ăn vừa uống.
3. Nên mặc quần áo rộng rãi
Chọn các loại quần áo nhẹ nhàng, rộng rãi, thoải mái sẽ giúp thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm nguy cơ trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai, khó chịu cho cơ thể.
Tránh lo âu, căng thẳng để hạn chế tình trạng trào ngược thực quản
4. Tránh lo âu, căng thẳng
Lo âu quá nhiều trong quá trình mang thai sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, trạng thái tinh thần này còn có thể làm tăng tiết dịch vị dạ dày và khiến cho bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn.
5. Vận động nhẹ nhàng
Trong quá trình sinh hoạt khi mang thai, các cử động đột ngột, đặc biệt là khi đứng, ngồi có thể khiến cho axit dạ dày có thể tăng tiết nhiều hơn.
Chính vì vậy mẹ bầu bị trào ngược thực quản nên chú ý nằm, ngồi nhẹ nhàng, từ tốn, tránh vận động nhanh, đột ngột, nhất là vận động vùng bụng
6. Chia nhỏ bữa ăn
Đây là một trong những cách hữu hiệu để làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai. Thay vì dùng 3 bữa chính hằng ngày, chị em có thể chia nhỏ ra từ 6 – 8 bữa ăn để giúp dễ tiêu hóa hơn và giảm tình trạng trào ngược.
!Lưu ý: Thai phụ không nên tự bằng thuốc hay bất kỳ biện pháp nào chưa được kiểm định, bởi nó có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nên thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt là biện pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh.
Những trường hợp khác (ngoài mang thai và cho con bú) khi gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để kiểm soát hiệu quả triệu chứng này chỉ sau vài phút sử dụng.