Dấu hiệu nhận biết tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh không chỉ là tình trạng phân lỏng còn là phân dạng nước trên 3 lần/ngày có khi trên 10 lần mỗi ngày. Việc nhận biết sớm hiện tượng này sẽ giúp các mẹ có biện pháp khắc phục để trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt.
Nội dung chính
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Nhưng đa phần do 1 trong 4 nguyên nhân chính sau đây:
+ Nhiễm trùng đường ruột
Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Những trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được chữa bằng kháng sinh. Các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khác là do nhiễm ký sinh trùng có trong nước pha sữa công thức.
+ Rối loạn tiêu hóa
Tiêu chảy thường được xem như hiện tượng rối loạn tiêu hóa bất thường ở trẻ sơ sinh nhưng thực chất, không phải lúc nào cũng như vậy. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa của trẻ, bao gồm cả đường ruột, lúc này vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi. Dù chỉ là thay đổi nhỏ từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
+ Dị ứng thực phẩm
Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức hoặc dị ứng với thức ăn, đặc biệt là thức ăn đóng hộp hoặc các thức ăn do mẹ ăn vào khi cho con bú dẫn đến tiêu chảy.
+ Khả năng dung nạp thức ăn kém
Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa khi dung nạp một số loại thức ăn. Dưỡng chất có trong các loại thức ăn này không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa, gây nên đau bụng, tiêu chảy.
Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ có thể nhận biết qua số lần đi ngoài và tính chất phân (phân lỏng/phân dạng nước trên 3 lần/ngày có khi trên 10 lần mỗi ngày). Tuy nhiên, phân của trẻ bú mẹ có màu vàng nhạt, nhẹ hoặc thậm chí khá lỏng và thường chứa những mẩu nhỏ giống như hạt. Trẻ bú mẹ có thể đi ngoài sau mỗi lần bú, trẻ ăn sữa công thức đi ngoài ra phân màu vàng cho tới màu rám và có độ rắn tương đương với bơ lạc.
Đôi khi phân trẻ có màu xanh nhạt cũng là bình thường không nên quá lo lắng miễn là bé ăn uống và phát triển bình thường. Trừ khi phân của bé hơi trắng và giống đất sét, chảy nước và đầy nước nhầy hoặc cứng và khô. Đó là dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
Nếu thấy phân đen như bã cà phê hay có máu hãy gọi cho bác sĩ ngay.
Đối phó với bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Một bệnh nhiễm trùng do virus gây ói mửa và tiêu chảy có thể khiến trẻ khó chịu trong 1 đến 2 ngày. Nếu bé không nhiễm bệnh dịch thì các triệu chứng sẽ tự hết.
Bác sĩ nhi sẽ khuyên cha mẹ cho bé uống nước bù điện giải để bù lại lượng chất lỏng và các chất điện giải như Natri và Kali bị mất do tiêu chảy. Nếu mẹ đang cho con bú, bác sĩ sẽ khuyên bạn tiếp tục cho bú như bình thường. Nếu trẻ ăn sữa công thức bác sĩ nhi có thể sẽ hướng dẫn mẹ cho bé uống thức uống đặc biệt có chứa các chất điện phân và đường.
Các hiệu thuốc có bán các dịch vụ uống pha sẵn với tỷ lệ cân bằng các chất điện giải cho trẻ mới sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi các giải pháp tại nhà có thể không có tỷ lệ điện giải chính xác và do đó không nên sử dụng.
Ngay khi vừa phát hiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, bạn cần áp dụng những cách xử lý sau để ngăn chặn triệt để căn bệnh này:
– Cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường để bù vào lượng nước đã mất.
– Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài.
– Mẹ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ nước, giàu vitamin, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo chất lượng sữa và tăng sức đề kháng cho trẻ.
– Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ.
– Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường khiến cho lớp vi khuẩn có ích bảo vệ đường ruột bị mất đi, vì vậy cần phải bổ sung vi khuẩn có ích để bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, độc chất từ thức ăn… Việc sử dụng men vi sinh để chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết.