Táo bón khi mang thai tại sao lại phổ biến?
Táo bón là một trong những vấn đề rối loạn tiêu hóa phổ biến đặc biệt rất dễ xảy ra trong thời kỳ mang thai. Chính vì thế chị em phụ nữ cần chủ động tìm hiểu về tình trạng táo bón khi mang thai với mục đích phòng tránh cũng như khắc phục hiệu quả để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nội dung chính
Táo bón là gì?
Táo bón liên quan đến sự lưu chuyển của những chất thải rắn và nhỏ trong đường ruột. Nó liên quan đến sự thống nhất chứ không phải là sự đều đặn của các chuyển động trong ruột. Càng nằm lâu trong ruột, nước có trong chất thải bị tái hấp thu vào trong cơ thể càng nhiều hơn.
Một trong những chức năng chính của ruột già là hấp thu bớt nước trở lại thông qua niêm mạc ruột. Ở một số người, chất thải tồn tại quá lâu trong ruột mà không được đưa ra ngoài sẽ mất hết nước, trở nên cứng và khô.
Một vai trò khác của ruột già là tống đẩy chất thải dọc theo thành ruột theo hướng trực tràng. Khi có sự gián đoạn trong quá trình này, chất thải sẽ bị dồn lại lâu hơn cần thiết và gây ra táo bón.
Tại sao táo bón thai kỳ lại phổ biến?
+ Do thay đổi nội tiết
Nội tiết tố Progesterone đóng vai trò trong việc làm dịu các dây chằng để chuẩn bị cho sinh nở. Nhưng nó cũng có gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột.
+ Sự thay đổi vận động, tiêu hóa
Thay đổi trong vận động, chế độ ăn uống và buồn nôn khiến cho lượng nước tuần hoàn trong cơ thể giảm cũng ảnh hưởng đến tiêu hóa.
+ Do thai nhi lớn dần
Trọng lượng của thai nhi trong tử cung lớn dần, đè lên ruột và tác động của việc này lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn.
+ Hoạt động của ruột non bị suy yếu
Điều này ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già.
+ Thực phẩm
Nhiều phụ nữ đã thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai. Một số thực phẩm có xu hướng làm trầm trọng thêm táo bón như sữa, thực phẩm từ sữa, phô mai và quá nhiều thịt đỏ. Thức ăn đậm đặc protein có thể khó tiêu hóa hơn so với thức ăn thực vật giàu chất xơ và ngũ cốc.
+ Các thuốc và vitamin
Bổ sung sắt cũng có thể dẫn đến táo bón. Táo bón cũng thường gặp ở những phụ nữ bị phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.
+ Thói quen đại tiện
Nhịn đi vệ sinh, không đi ngay khi có nhu cầu hoặc bỏ qua các tín hiệu của cơ thể… đều có thể dẫn đến táo bón. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến những thay đổi, ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.
+ Một số bệnh đường ruột
Nhiều thai phụ có tiền sử mắc các bệnh như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, đại tràng, trực tràng có nguy cơ mắc chứng táo bón cao.
Làm gì để khắc phục táo bón khi mang thai?
-Một chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng lớn chất xơ, thức ăn thô hòa tan và không hòa tan (khoai tây, bí ngô, cà rốt, hạt ngô,..) sẽ giúp tiêu hóa và bài tiết thuận lợi hơn.
-Uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít một ngày nếu có thể, điều này thực sự giúp bạn có thể tránh và điều trị táo bón.
-Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp như bơi lội, đi bộ, yoga là các giải pháp lý tưởng tránh táo bón khi mang thai.
-Dung dịch thụt tháo và nhét hậu môn, các loại dầu bôi trơn, các thuốc nhuận tràng, làm mềm phân chỉ nên được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sỹ.
-Loại trừ các bệnh khác có thể gây ra táo bón trong thai kỳ cũng rất quan trọng. Bệnh tiểu đường thai kỳ, chứng nôn nghén, trĩ hoặc nhược giáp,… đều có thể dẫn tới khả năng xảy ra táo bón vì thế hãy tham khảo ý kiến bác sỹ để trị những bệnh này.
Táo bón khi mang thai có thể dẫn đến phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom) gây ra đau đớn và khó chịu thực sự sau khi sinh con. Chị em cần phải thấy rõ những lợi ích trong việc duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên và thoải mái. Đặc biệt cần có thói quen ăn uống và sinh hoạt vừa đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé lại vừa nhuận tràng, phòng tránh táo bón.