Nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ và cách chăm sóc
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là hội chứng thức ăn, dịch trong dạ dày đẩy ngược lên thực quản. Các biểu hiện bệnh ở trẻ em khá đa dạng, dễ dàng bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày.
Cách nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ em
- Tùy thuộc vào từng lứa tuổi mà các biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em là khác nhau.
- Trong nhiều trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày- thực quản có các triệu chứng sau:
- Rát bỏng sau xương ức, ợ nóng (biểu hiện này rất khó nhận biết ở trẻ nhỏ);
- Răng miệng: hơi thở hôi, sâu răng, phá hủy men răng do acid;
- Sau ăn 1-2 giờ trẻ nôn trớ, chảy dãi;
- Ngủ không ngon giấc, nấc cục;
- Vấn đề về đường hô hấp: thở khò khè, khó thở…
Nguyên nhân gây bệnh
- Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới ở trẻ trở nên yếu hoặc khó co giãn, dẫn đến tình trạng dịch vị dạ dày tràn vào thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở trẻ với những lý do sau:
- Dạ dày của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, so với người lớn dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang và cao hơn;
- Do đặc tính, chế độ, tư thế bú, ăn uống của trẻ;
- Trẻ béo phì, thừa cân, gây tăng áp lực lên thành bụng;
- Bất thường về giải phẫu: hẹp môn vị, liệt dạ dày, giãn cơ thực quản…;
- Rối loạn nhu động ruột;
- Tự ý sử dụng thuốc cho trẻ.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi) có thể là hiện tượng sinh lý và 90% trẻ sẽ hết các biểu hiện này khi được hơn 1 tuổi. Nếu sau 2 tuổi, trẻ vẫn còn các dấu hiệu của triệu chứng trào ngược dạ dày, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu để lâu ngày, bệnh sẽ có những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Mòn răng, viêm tai mũi họng, viêm xoang;
- Chít hẹp thực quản, viêm thực quản, giãn thực quản;
- Viêm phổi tái diễn, viêm họng, khàn tiếng, viêm thanh quản;
- Chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng;
- Hen không rõ nguyên nhân
Trong một số trường hợp khẩn cấp dưới đây, bạn phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Trẻ nôn nhiều dẫn đến mất nước li bì;
- Trẻ quấy khóc kích thích;
- Tím tái, co giật, khó thở;
- Viêm đường hô hấp: Viêm họng, viêm tai mũi họng;
- Trẻ bỏ ăn, đau khi nuốt, khó nuốt.
Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày
Trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, khó tiêu và dẫn đến tình trạng chán ăn, không muốn ăn. Từ đó ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây trong quá trình chăm sóc trẻ.
Đối với trẻ bú mẹ, bạn cần chia bữa ăn của bé thành nhiều cữ bú trong ngày, mỗi cữ khoảng 30- 60ml. Trẻ bú xong nên để trẻ ợ hơi bằng cách bế trẻ ở tư thế đầu cao và vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Các mẹ cũng cần lưu ý không nên bế vác trẻ ở tư thế dạ dày bị chèn ép, không xốc mạnh trẻ sau khi trẻ bú xong. Sau khi ăn xong, nên giữ trẻ ở tư thế đầu cao hơn so với dạ dày khoảng 20 – 30 phút và không hoạt động mạnh. điều chỉnh tư thế cho trẻ hợp lý: bế trẻ ở tư thế đầu cao từ 20- 30 phút. Sau khi trẻ ăn no không nên cho trẻ ngủ ngay, nên ngủ sau ăn 2 giờ.
Đối với trẻ lớn hơn (khi trẻ có thể khám phá nhiều loại thức ăn, đồ uống khác ngoài sữa), mẹ nên hạn chế cho bé ăn món chứa nhiều chất béo, đồ uống có ga, món ăn cay nóng, chua hay chứa các chất kích thích khác… Đây đều là những thực phẩm không tốt cho bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản nói chung. Bên cạnh đó, bạn cần duy trì cân nặng hợp lý cho trẻ bằng chế độ ăn hợp lý cũng như các bài tập vận động phù hợp.
Thêm một sai lầm các mẹ hay mắc phải là không nên tùy tiện sử dụng thuốc cho trẻ khi không được sự hướng dẫn của bác sỹ.
Phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
Để tránh mắc các bệnh về dạ dày ở trẻ nhỏ, các mẹ nên tạo cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa các thực phẩm chứa chất kích thích (cafe, nước uống có ga), hoa quả quá chua hoặc ăn quá nhiều (cam, bưởi chua), các món ăn cay nóng (có nhiều ớt, gừng, tiêu). Bởi chúng là tác nhân làm tăng kích thích niêm mạc dạ dày dẫn tới tăng tiết dịch vị acid. Như chúng ta đã biết bản chất của acid là tính ăn mòn, trong quá trình tiêu hóa thì acid giúp tiêu hóa thức ăn nhưng nếu dịch vị acid tăng quá mức cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng niêm mạc dạ dày có thể bị bào mòn dẫn đến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Áp lực học hành, thi cử khiến con căng thẳng, áp lực cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ. Các mẹ nên cân bằng việc học hành của trẻ với vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi để tránh con stress kéo dài.
Bên cạnh đó, một môi trường sống tích cực, lành mạnh, không khói thuốc lá trong gia đình cũng giúp trẻ không mắc các chứng bệnh dạ dày.
Đối với trẻ sơ sinh mắc chứng trào ngược dạ dày sinh lý sẽ tự hồi phục, cha mẹ không cần quá lo lắng. Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, bạn có thể cho con sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu của con, giúp con ăn ngon miệng hơn và học hành tập trung hơn. Thuốc có tác dụng trung hòa dịch vị acid, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kiểm soát có hiệu quả các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra.
Vui lòng gọi đến số hotline 18001125 (miễn phí cước) nếu bạn cần dược sĩ tư vấn thêm thông tin sản phẩm và cách dùng cho trẻ nhé!