Người bị đau dạ dày có nên ăn tỏi không?

Người bị đau dạ dày có nên ăn tỏi không là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người và có nhiều ý kiến khác nhau. Ngay bây giờ, hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời chính xác nhất thông qua ý kiến của các chuyên gia sức khỏe và bác sĩ.

Công dụng của tỏi đối với sức khỏe

Theo các bác sĩ của Đại học Y dược Hồ Chí Minh: Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra rằng, trong củ tỏi có chứa nhiều dinh dưỡng như acid amin, fructan, allicin, liallyl sulfide, vitamin B1, B2,B3,B6, B12, C và các khoáng chất như sắt, magiê, kali, mangan…rất tốt cho cơ thể con người.

Dưới đây là những công dụng đặc biệt của tỏi đối với sức khỏe.

  • Điều trị cảm cúm, ho lạnh.  Việc “sở hữu” chất diệt khuẩn mạnh là allicin nên tỏi được mệnh danh là “thuốc kháng sinh tự nhiên” bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời cho cơ thể. Tỏi có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm ho và đau họng khi người bệnh bị cảm cúm.
  • Phòng chống ung thư. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, ăn tỏi hàng ngày có thể làm giảm các khối ung thư, chống lại sự phát triển của ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng. Các hợp chất allicin được cho là có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Cải thiện hệ xương. Thành phần dinh dưỡng cao trong tỏi rất cần thiết cho sự hình thành xương vững chắc, chuyển hóa xương và hấp thụ canxi. Tỏi giúp tăng nồng độ  nội tiết tố Estrogen ở phụ nữ, giúp ngăn ngừa loãng xương.
  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về tim mạch.  Các hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp. Chất polysulfides và các phân tử lưu huỳnh trong tỏi sẽ giúp kích thích sản xuất tế bào nội mạc, giãn mạch máu và cơ trơn giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả, giảm thiểu các bệnh về tim mạch.

Đau dạ dày có nên ăn tỏi?

Tỏi được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh đau dạ dày. Thế nhưng, thời gian gần đây có xuất hiện nhiều thông tin cho rằng, ăn tỏi sẽ gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày. Thực hư vấn đề này thế nào? Người bị đau dạ dày nên hay không nên ăn tỏi?

dau-da-day-co-nen-an-toi

Tỏi được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh đau dạ dày

Theo đó, người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn tỏi nhưng phải ăn đủ, ăn đúng và ăn có khoa học.

Cũng theo chia sẻ của các bác sĩ, trong tỏi có chứa fructan – hợp chất gây ra nhiều vấn đề cho dạ dày và đường ruột. Bởi vậy, nếu lạm dụng ăn quá nhiều tỏi, vượt quá 1.5g/ngày thì có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các triệu chứng đầy hơi, ợ nóng và bụng cồn cào sẽ trở nên trầm trọng.

Vậy đau dạ dày có nên ăn tỏi không? Câu trả lời là . Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn điều độ và ở mức vừa phải. Bởi tỏi chứa rát nhiều chất dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều thì lại gây tác dụng ngược và gây hại cho sức khỏe.

Ngoài việc tìm hiểu đau dạ dày có nên ăn tỏi không, các bạn cũng nên tìm hiểu những thực phẩm người bị đau dạ dày nên và không nên ăn. Bởi theo các chuyên gia sức khỏe, một chế độ ăn uống hợp lý là một trong những yếu tố tiên quyết giúp giúp chữa trị các bệnh tiêu hóa nhanh chóng và hiệu quả.

Ăn tỏi thế nào cho đúng cách để chữa đau dạ dày?

Theo các chuyên gia sức khỏe, việc ăn tỏi đúng cách sẽ giúp mang lại hiệu quả trị bệnh vô cùng tuyệt vời. Do vậy, bạn nên chú ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo tỏi không làm dạ dày và dẫn tới những cơn đau dữ dội:

  • Không ăn tỏi sống: Tỏi sống có chứa hàm lượng hợp chất fructan rất cao sẽ gây hại tới da dày. Do vậy, để giảm bớt hợp chất gây hại này, bạn có thể nấu chín tỏi hoặc ngâm với mật ong.
khong-an-toi-song

Không nên ăn tỏi sống

  • Không ăn hoặc nuốt nguyên 1 tép tỏi: Thay vào đó, bạn nên băm nhỏ tỏi hoặc thái tỏi thành những lát mỏng. Sau đó, để tỏi ở ngoài không khí khoảng 10-15 phút trước khi ăn. Theo các bác sĩ, 1 tép tỏi lớn nếu không được nhai kỹ khi đi vào dạ dày rất có thể sẽ làm tổn thương niêm mạc. Không chỉ vậy, chất alliin trong tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP rất ít, nếu ăn nguyên sẽ không phát huy được tác dụng.
  • Không ăn tỏi khi đang đói: Ăn tỏi khi đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
  • Chỉ ăn khoảng 3-4 lần/tuần: Các bác sĩ khuyến cáo, chỉ nên ăn tỏi khoảng 3-4 lần/tuần, liều lượng tốt nhất là 1g tỏi/ngày, tương đương từ 1-2 nhánh tỏi.

Một số bài thuốc chữa bệnh dạ dày hiệu quả từ tỏi

Bài thuốc chữa đau dạ dày từ tỏi và mật ong

Như vậy, ở phía trên chúng tôi đã giải đáp câu hỏi: Người bị đau dạ dày có nên ăn tỏi không? đồng thời hướng dẫn cách sử dụng tỏi đúng cách. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn bài thuốc chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả từ mật ong và tỏi. Mật ong ngâm tỏi giúp giảm đau, hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, loại bỏ triệu chứng chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi.

toi-ngam-mat-ong-chua-dau-da-day

Mật ong ngâm tỏi giúp giảm đau, hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày, loại bỏ chứng chướng bụng, buồn nôn, ợ hơi.

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30g tỏi, 200ml mật ong, lọ thủy tinh.

– Cách làm: Tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc thái mỏng. Cho vào lọ thủy tinh rồi đổ mật ong vào ngâm. Tỷ lệ lý tưởng nhất sẽ là 15g tỏi thì cần dùng 100ml mật ong. Để lọ thủy tinh ở nơi thoáng mát, 3 tuần sau là bạn có thể mang ra sử dụng để chữa bệnh được.

– Cách dùng: Mỗi ngày ăn khoảng 2 tép tỏi đập dập hoặc 10-15 lát tỏi thái mỏng. Dùng liên tục trong 2 tháng. Hết 2 tháng thì nghỉ khoảng 2 tuần rồi mới sử dụng trở lại.

Bài thuốc chữa Đầy bụng, khó tiêu từ nước ép tỏi

– Cách làm: Lấy 50g tỏi đã xay nhuyễn, dùng ngâm với 200ml rượu trắng để trong vòng 15 ngày.

Cách dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần uống 1 thìa cà phê

Bài thuốc làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày 

Cách làm: Chuẩn bị 100 quả quất tươi với 50g tỏi, ép đều lấy nước.

– Cách dùng: Uống trước khi mỗi bữa ăn, mỗi lần uống tương đương 1 thìa cà phê.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để có thể giảm đau dạ dày ngay lập tức, khống chế những cơn đau bất chợt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Rate this post
1800 1125