Ngộ độc thức ăn nên xử lý thế nào?

Ngộ độc thức ăn là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc, không đảm bảo. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng hoặc độc tố của chúng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng này. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết người bệnh đều cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần đến điều trị tuy nhiên cũng có những trường hợp cần xử lý sáng suốt để không nguy hại sức khỏe.

Triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thức ăn

Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi…

Cụ thể:

+ Đau bụng và tiêu chảy nhiều lần

Đối với người bị ngộ độc thực phẩm, triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là đau bụng và tiêu chảy. Tiêu chảy có thể ra máu, đặc biệt nếu ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn Shigella, Salmonella, Campylobacter hoặc vi khuẩn E. coli gây ra. Các dấu hiệu và triệu chứng đi kèm phổ biến khác có thể bao gồm tiếng ùng ục trong bụng hoặc đầy hơi và chướng bụng.

Đối với người già hoặc trẻ em, triệu chứng thường nặng hơn vì hệ miễn dịch yếu. Khi bị tiêu chảy nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng.

+ Buồn nôn và nôn

Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bị nhiễm độc có triệu chứng buồn nôn và nôn ngay. Sau khi nôn hết thực phẩm trẻ đã ăn/uống trước đó, thì người bệnh tiếp tục có dấu hiệu nôn khan liên tiếp sau vài giờ, không ăn gì cũng nôn. Người bệnh nôn nhiều thường dẫn đến tình trạng rối loạn nước và chất điện giải.

+ Sốt và đau khắp người

Ngoài những triệu chứng đau bụng, nôn mửa… nêu trên, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu nóng lên và  sẽ có các triệu chứng như cúm sau khi bị ngộ độc thức  ăn. Nếu người bệnh bị sốt hoặc nhiệt đột tăng đến 40 độ, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để không gây những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân nào gây ngộ độc?

Bệnh nhân có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu ăn phải thức ăn hoặc nước uống nhiễm độc.

Ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn

Trong quá trình sản xuất và chế biến, thực phẩm có thể bị nhiễm độc bất cứ lúc nào. Nguyên nhân thường do vi khuẩn có hại di chuyển từ bề mặt này sang bề mặt khác. Nếu ăn những món ăn không được nấu chín như salad hay các món ăn khác, những vi khuẩn có hại chưa được tiêu diệt này sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Rất nhiều vi khuẩn, virus và kí sinh trùng có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, trong đó virus là nguyên nhân hàng đầu, sau đó là vi khuẩn.

Chất độc là một nguyên nhân khác, chất độc có thể được sản sinh ra do vi khuẩn, có sẵn trong thức ăn, do thực vật và động vật hoặc cá hoặc do các vi khuẩn khác. Bên cạnh đó, chất độc có thể đến từ một số hóa chất nhất định.

Chẩn đoán và điều trị ngộ độc thức  ăn

+ Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ bệnh sử, bao gồm bạn bệnh bao lâu, triệu chứng là gì, đã ăn những gì. Bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng để kiểm tra xem có dấu hiệu mất nước hay không. Từ đó bác sĩ sẽ đi đến những xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm máu, cấy phân hoặc kiểm tra kí sinh trùng, để xác định nguyên nhân gây bệnh và đi đến chẩn đoán.

Sau khi lấy mẫu phân, bác sĩ sẽ gửi chúng đến phòng thí nghiệm để xác định vi khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng không thể xác nhận được nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn.

điều trị ngộ độc thực phẩm

Khám và điều trị ngộ độc thực phẩm

+ Những phương pháp điều trị

Đối với phần lớn bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị phù hợp.

Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi. Chất lỏng và chất điện giải, bao gồm khoáng chất như natri, kali và canxi, giúp duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối và chất lỏng cung cấp qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa và điều trị mất nước.

Trong trường hợp nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định và các triệu chứng rất trầm trọng, sẽ phải dùng kháng sinh.

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ có thể kiểm soát tình trạng ngộ độc thức ăn nếu áp dụng các biện pháp sau:

-Để cho dạ dày được nghỉ, bạn không nên ăn uống trong vài giờ

– Thử ngậm viên đá nhỏ hoặc uống từng ngụm nước nhỏ. Bạn có thể húp nước canh hoặc uống nước thể thao không chứa caffein.

– Khi bắt đầu ăn uống lại, nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, rau câu, chuối và cơm.

– Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.

Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý khi ăn uống những thực phẩm có chứa độc, nhiễm khuẩn… Vì thế để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần chú ý:

  • Lựa chọn sử dụng những thực phẩm sạch, tươi. Nên ăn thức ăn nấu chín và uống nước sôi. Không để thức ăn sống và thức ăn chín lẫn với nhau. Không sử dụng thức ăn quá hạn, ôi thiu…
  • Không ăn những thực phẩm có sẵn độc như: cá nóc, cá cóc, nấm độc, khoai tây mọc mầm…bạn cũng sẽ có những triệu chứng ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thức ăn là tình trạng thường gặp, tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe thậm chí đe  dọa tính mạng do đó bệnh nhân không nên chủ quan.

Rate this post
1800 1125