Hẹp môn vị là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Người ta vẫn biết rằng hẹp môn vị là căn bệnh bẩm sinh ở nhiều trẻ em nhưng nó vẫn có thể xuất hiện ở người trưởng thành do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nội dung chính
Tổng quan về Hẹp môn vị
Môn vị là một văn cơ bắp nằm giữa dạ dày và ruột non, có chức năng giữ thức ăn trong dạ dày trước khi đến với giai đoạn tiêu hóa tiếp theo.
Hẹp môn vị, hay được gọi là tắc nghẽn môn vị là một tình trạng gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của người bệnh. Bệnh xảy ra khi môn vị trở nên dày hơn và phình to bất thường, khiến thức ăn không thể đi vào ruột non, gây tắc nghẽn
Hẹp môn vị thường gây ra nôn mửa, mất nước hoặc sút cân bất thường. Trẻ sơ sinh mắc bệnh thường xuyên có cảm giác đói.
Hầu hết đối tượng bị bệnh là trẻ sơ sinh dưới 5 tháng tuổi.. Đa số xuất hiện triệu chứng trong khoảng 3 đến 5 tuần sau sinh.
Nguyên nhân của bệnh hẹp môn vị
Các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh. Các yếu tố di truyền hay môi trường bên ngoài tác động có thể đóng một vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây thường tăng nguy cơ mắc chứng hẹp môn vị.
- Giới tính: Hẹp môn vị thường gặp hơn gặp ở trẻ sơ sinh nam hơn là trẻ sơ sinh nữ.
- Sinh non. Chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ sinh non hơn là sinh đủ tháng.
- Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng tính di truyền đóng vai trò quan trọng gây ra bệnh. Khoảng 20% bé trai và 10% bé gái thường phát triển bệnh nếu bố hoặc mẹ chúng mắc bệnh hẹp môn vị
- Hút thuốc khi mang thai: Hành vi này thường tăng tỉ lệ mắc bệnh lên 2 lần cho thai nhi.
Ở người trưởng thành mắc bệnh hẹp môn vị thường là biến chứng của các bệnh:
- Các bệnh liên quan đến dạ dày: Các vết loét, viêm nhiễm dạ dày hay tá tràng nếu không được chữa trị sớm, kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng xơ cứng, phình to làm chèn ép môn vị.
- Ung thư môn vị: Đây là bệnh ung thư chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các loại ung thư. Ống môn vị bị hẹp là do các khối u phát triển quá lớn gây chèn ép, bít đường ống. Nếu có triệu chứng này thì có nghĩa là bệnh ung thư đã đến giai đoạn gần cuối.
- Những nguyên nhân khác như Polyp môn vị lớn bất thường, tình trạng sa dạ dày gần môn vị, teo cơ hang vị.
Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết hẹp môn vị
Các triệu chứng hẹp môn vị thường gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Nôn mửa: Việc tắc nghẽn môn vị sẽ khiến trẻ ôn, hoặc chớ ngay sau khi cho bú, hoặc sau vài giờ. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Mặc dù bị nôn mửa, trẻ thường muốn ăn ngay sau khi nôn.
- Mất nước, táo bón và bất thường về cân nặng cũng là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị
- Việc các cơ dạ dày cố gắng ép thực phẩm qua môn vị cũng khiến trẻ có triệu chứng co thắt dạ dày.
Nếu không được điều trị kịp thời hẹp môn vị sẽ gây ra những biến chứng làm giảm sự phát triển cho trẻ, kích ứng dạ dày hay chứng bệnh vàng da do chất bilirubin tiết ra từ gan tích tụ lại.
Ở người trưởng thành, những triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ của bệnh.
- Giai đoạn đầu: Đau vùng bụng trên rốn(đau vùng thượng vị), thường đau sau mỗi bữa ăn và sẽ dễ chịu hơn nếu như nôn hết thức ăn ra ngoài. Vì thức ăn khó di chuyển qua lỗ môn vị nên gây ra cảm giác khó tiêu, lúc nào cũng đầy bụng.
- Giai đoạn bệnh phát triển: Cơn đau bụng xuất hiệu khoảng 2-3h sau mỗi bữa ăn. Thức ăn ngày hôm trước không thể tiêu hóa nên bệnh nhân sẽ chướng bụng và tìm mọi cách để nôn ra ngoài. Cơ thể suy nhược rõ rệt, có dấu hiệu mất nước, da khô và mắt trũng xuống.
- Giai đoạn cuối: Tình trạng nôn ít hơn nhưng đau bụng liên tục không dứt, khi nôn ra thức ăn có mùi thối và cơ thể suy nhược trầm trọng.
Điều trị hẹp môn vị càng sớm càng tốt
Trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị cần đều được điều trị bằng biện pháp phẫu thuật giúp mở cơ môn vị, giúp thức ăn đi vào ruột non. Với người trưởng thành, cần tìm những nguyên nhân gây ra bệnh hoặc cần được phẫu thuật
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hẹp môn vị ở người trưởng thành là tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài. Cho nên bạn cần lưu ý hạn chế những thức ăn chua cay như dưa muối, chanh, khế, me và không hút thuốc, uống rượu. Đặc biệt là không làm việc ngay sau khi ăn uống no.
Loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh như polyp, u nan môn vị bằng cách khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.
Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường như nôn ói sau khi ăn, chất nôn có máu thì phải đến bệnh viện để xét nghiệm ngay.
Bệnh hẹp môn vị có thể chữa trị bằng phẫu thuật nội soi tuy nhiên nếu để đến gia đoạn cuối sẽ không thể khắc phục triệt để. Hãy nhớ rằng đây không phải là bệnh bẩm sinh chỉ xuất hiện ở trẻ mà còn là bệnh phát sinh do những thói quen xấu hàng ngày của những người trưởng thành.