Giãn tĩnh mạch thực quản có nguyên nhân chính là do gan
Bạn có biết rằng giãn tĩnh mạch thực quản có thể gây tử vong nếu như không xử lý kịp thời biến chứng chảy máu hay không? Thực tế tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra đấy, cho nên cần phải tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị cũng như phương pháp phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch thực quản.
Nội dung chính
Tổng quan về giãn tĩnh mạch thực quản?
Đây là căn bệnh thể hiện sự bất thường của phần thực quản, đặc biệt là ở tĩnh mạch. Ống nối giữa cổ họng và phần dạ dày bị giãn ra và không còn tính đàn hồi. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng những người bị bệnh gan lại có nguy cơ cao hơn.
Tình trạng giãn tĩnh mạch phát triển khi lượng máu lưu thông đến gan bị chặn bởi cục máu đông hoặc mô sẹo ở gan. Để tránh tắc nghẽn, máu sẽ chảy vào các mạnh máu nhỏ hơn. Do không có khả năng lưu thông lượng máu lớn nên những mạch máu nhỏ này rất dễ bị rò rĩ, thậm chỉ bị vỡ gây xuất huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
Người bị giãn tĩnh mạch thực quản nếu bị chảy máu lần đầu thì khả năng tái phát sẽ tăng lên đáng kể. Trong trường hợp mất nhiều máu, người bệnh sẽ bị sốc dẫn đến tử vong.
Sử dụng thuốc hoặc các thủ thuật y khoa sẽ giúp ngăn ngừa và cầm máu trong trường hợp giãn tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết.
Phân loại
Có nhiều cách khác nhau để phân loại giãn tĩnh mạch thực quản. Tuy nhiên trên thực tế chúng thường chồng chéo nhau hoặc đúng một phần.
Đa số hiện nay đều dùng cách phân loại Paquet . Gồm 3 cấp độ:
- Độ 1: Tĩnh mạch kích thước nhỏ, chỉ mở rộng ra 1 chút như 1 nếp niêm mạc và mất đi khi bơm hơi.
- Độ 2: Tĩnh mạch mở rộng ra chiếm dưới 1/3 kích thước thực quản, không bị mất đi khi bơm hơi.
- Độ 3: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, giãn tĩnh mạch thực quản độ 3 khi tĩnh mạch chiếm tới 50% kích thước thực quản, giãn to thành từng búi.
Ngoài ra, có thể phân loại theo:
- Màu sắc búi giãn: Trắng hoặc xanh
- Dấu hiệu đỏ trên thành mạch
- Hình dáng: khác nhau tùy theo cấp độ.
- Vị trí: Trên, giữa hoặc dưới thực quản.
Nhận biết triệu chứng
Thông thường rất khó để phát hiện bởi người bệnh chỉ biết mình mắc giãn tĩnh mạch thực quản khi nội soi tiêu hóa hay một bộ phận nào khác trong cơ thể. Nhưng bệnh cũng có một số dấu hiệu như sau:
- Nôn ra máu
- Đi vệ sinh phân kèm máu (màu đen như hắc ín)
- Cơ thể bị sốc trong trường hợp bệnh trở nặng nhưng không xử lý kịp
Ngoài ra, khi gặp bác sĩ người bệnh có thể nghi ngờ biến chứng nếu có dấu hiệu của các bệnh về gan như:
- Vàng da, hoặc vàng ở mắt.
- Dễ chảy máu và bầm tím.
- Chất lỏng tích tụ trong bụng, trướng cổ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu gây ra giãn tình mạch thực quản là do xơ gan. Những mô sẹo ở gan cản trở máu chảy theo tĩnh mạch cửa (đây là tính mạch chính máu chảy từ dạ dày và ruột về gan). Tình trạng tắc nghẽn máu lưu thống tăng áp lực cho tĩnh mạch cửa và các tĩnh mạch gần đó (tăng áp tĩnh mặc cửa). Máu không thể lưu thông theo tĩnh mạch cửa nên phải chảy qua các tĩnh mạch nhỏ hơn, chủ yếu là tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản. Đa số các tĩnh mạch này có vách mỏng nên khi chịu áp lực lớn sẽ phình ra, dẫn đến vỡ và chảy máu.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như:
- Huyết khối: Cụm từ này muốn nói đến một mục máu đông xuất hiện trong các tĩnh mạch tĩnh hay tĩnh mạch cửa. Nó làm tắt nghẽn cũng như khiến tĩnh mạch giãn nở hơn so với bình thường.
- Ký sinh trùng: Sán máng là bệnh ký sinh trùng thường gặp ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Nhiễm sán máng là nguyên khác khiến giãn tĩnh mạch thực quản và gây ra các chứng viêm gan phổ biến. Ngoài ra, kí sinh trùng sán mán còn gây tổn thương phổi, ruột và bàng quang.
- Máu trở lại trong gan: Trường hợp này khá là hiếm nhưng không phải không có. Người ta còn hay gọi là hội chứng Budd – Chiari, nó khiến máu đông lại và ngăn chặn không cho máu đi ra từ gan.
Đa số những người mắc các bệnh về gan có khả năng cao bị giãn tĩnh mạch thực quản, tuy nhiên chỉ 30% người bệnh bị chảy máu, thường gọi là xuất huyết tiêu hóa trên. Thông thường chảy máu xảy ra khi:
- Áp lực tĩnh mạch cửa cao: Nguy cơ chảy máu tăng khi áp lực trong tĩnh mạch cửa gia tăng.
- Giãn tĩnh mạch lớn: Kích thước tĩnh mạch lớn dẫn đến khả năng chảy máu tăng cao.
- Dấu đỏ trên tĩnh mạch: Trong quá trình nội soi qua cổ họng nếu phát hiện những sọc đỏ hoặc dấu đỏ dài cho thấy nguy cơ chảy máu cao.
- Xơ gan nặng hoặc suy gan: Những bệnh gan nặng thường dễ dẫn đến biến chứng khiến khả năng bị chảy máu cao hơn.
- Sử dụng rượu bia trong thời gian dài.
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản như thế nào?
Điều trị giãn tĩnh mạch thường chỉ tập trung vào hai bước là ngăn chặn việc chảy màu và làm thế nào để cầm máu khi có hiện tượng chảy máu nhiều.
Phòng ngừa chảy máu:
- Người bệnh có thể dùng thuốc nadolol hay propranolol để giảm áp lực trong tĩnh mạch cửa. Điều đó giúp làm giảm máu chảy, trong tĩnh mạch, ngăn chặn máu chảy quá nhanh so với tốc độ đàn hồi của tĩnh mạch thực quản.
- Điều trị giãn tĩnh mạch thực quản bằng phương pháp nội soi. Bác sĩ sẽ dùng vòng thun cao su để bọc các búi thực quản bị giãn, thắt lại các mạch máu để phòng ngừa chảy máu. Tuy nhiên phương pháp này có tỉ lệ nhỏ biến chứng gây ra sẹo ở thực quản.
Cầm máu chảy
- Dùng dải băng để cố định và buộc tĩnh mạch chảy máu
- Cho người bệnh uống Octreotide (Sandostatin) và kết hợp nội soi để làm chậm dòng chảy từ các cơ quan nội tạng về tĩnh mạch cửa.
- Chuyển hướng lưu thông máu ra khỏi tĩnh mạch cửa: Bác sĩ dùng thủ thuật (TIPS), sử dụng tia X để đặt một ống nhỏ để kết nối tĩnh mạch cửa với tĩnh mạch trong gan. Ống nhỏ giúp chuyển hướng lưu thống máu vì tĩnh mạch gan vận chuyển máu từ gan đến tim.
- Bồi hoàn thể tích máu: Người bệnh có thể được truyền máu và các yếu tố đông máu để cầm máu. Tuy nhiên đây là phương pháp khá tốn kém chi phí.
- Ghép gan: Đây chính là phương pháp cuối cùng và cũng là duy nhất cho những người thường xuyên bị tái phát bệnh và chảy máu nhiều lần. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu ghép gan cao hơn rất nhiều so với lượng gan hiến tặng.
Để phòng ngừa bệnh, bạn cần phải chú ý đến chế độ sinh hoạt, tránh làm tổn hại đến gan bằng việc cai rượu, bia, thuốc lá. Tiêm ngừa bệnh viêm gan các loại để phòng những nguy cơ gây ra giãn tĩnh mạch thực quản. Khám sức khỏe định kỳ cũng là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm.
Cách phòng ngừa
Hiện nay, chưa có cách điều trị biến chứng giãn tĩnh mạch thực quản ở những người bị xơ gan. Mặc dù đã có những loại thuốc và phương pháp y tế khác trong việc ngăn ngừa chảy máu thì vẫn chưa có cách nào ngăn cản sự hình thành bệnh.
Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh gan, đặc biệt là xơ gan có thể tham khảo chế độ sinh hoạt phù hợp sau để giúp gan khỏe mạnh trở lại.
- Không uống rượu bia: Những người bị bệnh gan tốt nhất nên hạn chế hoặc ngừng uống các đồ uống có cồn. Uống bia rượu thường gây căng thẳng khiến gan bị thương.
- Chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin, các loại ngũ cốc hoăc các nguồn chứa nhiều protein. Hạn chế tối đa đồ ăn nhanh và thức ăn chiên giòn.
- Giảm cân: Béo phì có liên quan đến bệnh xơ gan. Do đó việc giảm cần là cần thiết đối với những người bị béo phì hoặc thừa cân
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: Gan của bạn sẽ loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể, vì vậy hãy nghỉ ngơi bằng cách hạn chế lượng chất độc hấp thụ vào cơ thể.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh các bệnh viêm gan B hoặc viêm gan C.
Theo Daudaday.vn tổng hợp