Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, đầy bụng – Nguyên nhân và cách điều trị

Ban đầu, khi mới bị ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, đầy bụng khó tiêu, chúng ta chỉ cảm thấy khó chịu ở mức độ nhẹ. Vì thế, chúng ta thường hay bỏ qua. Chỉ đến khi các triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn, chúng ta mới bắt đầu cảm thấy lo lắng. Nhưng lúc này, bệnh lý gây ra ra chúng cũng đã tiến triển nặng hơn. 

Ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, đầy bụng khó tiêu là gì?

Bị đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu: Là hiện tượng bụng căng cứng, phình to, có cảm giác óc ách, nặng bụng ngay khi bạn đã ăn rất lâu rồi. Tình trạng này xảy ra thường là do đường ruột bị rối loạn chuyển hóa tinh bột hoặc rối loạn vi khuẩn làm tăng lượng khí trong ổ bụng.

Khi bụng chướng lên căng tức có thể sẽ chèn ép cơ hoành gây ra hiện tượng đầy hơi khó thở. 

Chứng ợ hơi, ợ chua: Xuất hiện khi cơ thể cần tống 1 lượng khí nhất định ra bên ngoài, nó có nguyên nhân từ triệu chứng đầy bụng khó tiêu, hoặc bệnh lý liên quan đến dạ dày. Việc tống khí ra ngoài sẽ phát ra âm thanh là “ợ”, nên được gọi là ợ hơi.

Tùy thuộc trong dạ dày có thức ăn hoặc không mà bạn có thể ợ chua hoặc không mùi.

Trong trường hợp ăn quá no hoặc vận động mạnh, ợ hơi có thể đi kèm buồn nôn. Nếu tình trạng ợ hơi buồn nôn kéo dài, có thể bạn đang mắc bệnh lý nào đó. Thậm chí nôn thường xuyên còn cho biết bệnh đang tiến triển rất nặng .

Các triệu chứng ợ chua, đầy hơi, đau tức, nóng rát dạ dày do đâu mà ra?

Chế độ sinh hoạt

Ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nóng rát… có thể do dạ dày có quá nhiều khí khi nuốt thức ăn. Một số thói quen dẫn đến việc dạ dày “ngậm” nhiều khí đó là:

–  Ăn uống quá nhanh

– Hút thuốc lá

– Thường xuyên nhai kẹo cao su

– Uống rượu bia và đồ uống có gas

– Ăn nhiều tinh bột, đường, chất xơ dầu mỡ và chất béo dẫn đến rối loạn chuyển hóa trong đường ruột.

– Stress, căng thẳng và lo âu.

Bệnh lý liên quan đến dạ dày

Thông thường, ợ hơi, đầy bụng, đau tức và nóng rát ở dạ dày chỉ là do dịch acid trào ngược lên thực quản và miệng. Đây chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường của dạ dày khi dịch acid tăng lên sau bữa ăn. Tuy nhiên, khi các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì khả năng cao là bạn đang mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Các bệnh lý liên quan đến dạ dày thường gây các triệu chứng trên là:

Trào ngược dạ dày, thực quản: Axit trào ngược lên thực quản và ợ nóng.

– Liệt dạ dày: Các cơ ở thành dạ dày bị suy giảm chức năng.

– Viêm dạ dày: Viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày hoặc bất kỳ vị trí nào của dạ dày.

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Tổn thương phần phía trên của dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn Hp: Khi vi khuẩn Hp hoạt động, nó sẽ khiến dạ dày bị viêm.

Ngoài những bệnh lý phổ biến trên đây, các triệu chứng ợ chua, khó tiêu, đầy bụng có thể do một số bệnh ít gặp hơn như: bệnh celiac, hội chứng Dumping, suy thận, hội chứng ruột kích thích.

Trong một số trường hợp đặc biệt (trẻ em, phụ nữ mang thai), nguyên nhân gây ra các triệu chứng này có thể sẽ khác.

Nguyên nhân trẻ bị ợ hơi

trẻ bị ợ hơi

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ợ hơi

– Cho trẻ tập ăn dặm quá sớm trong khi dạ dày của trẻ chưa đủ khả năng co bóp bột ăn dặm. Bột sẽ bị tích tụ, lên men, tạo thành hơi.

– Cho trẻ ăn hoặc bú không đúng tư thế khiến cho dạ dày đầy khí.

– Sử dụng sữa không phù hợp khiến trẻ không tiêu hóa được.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy bụng

Bà bầu bị đầy bụng

Bà bầu bị đầy bụng là tình trạng thường gặp

– Thay đổi hormone: Khi mang thai, các loại hormone sinh thêm có thể làm giãn cơ trong hệ tiêu hóa, trong đó có van thực quản. Vì thế, axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản.

– Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi phát triển sẽ chiếm một phần khoảng trống của đường ruột. Dẫn đến chất thải khó đi ra ngoài, khiến bà bầu bị đầy hơi, khó tiêu.

– Tác dụng phụ khi uống bổ sung sắt: Để hấp thụ sắt, cơ thể bà bầu cần có nhiều nước nhưng không phải ai cũng uống đủ. Đồng thời, sắt không hấp thụ hết sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

– Ăn quá nhiều, hoặc thay đổi tâm lý (căng thẳng, lo âu) cũng làm xuất hiện đầy bụng ở bà bầu.

Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu

Đầu tiên, bạn cần loại bỏ các thói quen xấu gây ợ hơi sau khi ăn đầy bụng sau khi ăn như: không ăn quá no, hạn chế ăn đồ ăn không tiêu, bỏ hút thuốc, không uống rượu bia, đồ uống có gas…

Nếu như các triệu chứng này thường xuyên xuất hiện, bạn đi khám bác sĩ để phát hiện chính xác nguyên nhân. Sau đó, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để loại bỏ dứt điểm bệnh.

Sau đây mời bạn tham khảo một số mẹo chữa đầy bụng khó tiêu, giúp bạn loại bỏ cảm giác khó chịu nhanh nhất.

Giảm bị đầy bụng chướng hơi với nguyên liệu sẵn có trong nhà

– Nước chanh nóng: Bạn có thể pha nước cốt chanh với đường hoặc muối để uống trước mỗi bữa ăn 15 phút.

– Nước ép cà rốt: Khi bị đầy bụng, bạn có thể uống một ít nước ép cà rốt để dễ chịu hơn.

– Nước cam nóng không đường: Một ly nước cam sẽ nhanh chóng loại bỏ tình trạng đầy hơi.

– Gừng: Bạn có thể dùng gừng để nấu ăn hoặc ngậm 1 lát gừng sống ngay khi cảm thấy khó chịu.

Chữa đầy bụng bằng tỏi: Bạn có thể nướng 1 củ tỏi rồi bọc vào 1 miếng gạc và xoa lên rốn. Hoặc bạn có thể uống nước tỏi và đường phèn đã pha với nước.

Khi đầy bụng nên ăn gì để dễ tiêu nhất?

Rau xanh: Rau xanh dễ tiêu hóa, dễ nghiền nát, không bị lên men nên không gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng cải xoăn, bông cải, cải bắp vì chúng chứa raffinose gây cản trở tiêu hóa.

– Cháo: Cháo đậu xanh, tía tô,… sẽ dễ tiêu hóa và giải tỏa được sự tích hơi trong dạ dày.

– Trái cây: Trái cây, đặc biệt là chuối, cam, bơ, kiwi, sẽ làm giảm bớt tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

– Sữa chua: Sữa chua có nhiều lợi khuẩn có vai trò giống như các enzyme tiêu hóa giúp thúc đẩy quá trình nghiền nát và chuyển hóa chất dinh dưỡng của thức ăn trong dạ dày.

Cách chữa đầy bụng cho bé

Giúp trẻ sơ sinh hoặc trẻ bị đầy bụng ợ hơi đúng cách:

  • Mẹ bế bé thẳng đứng, để mặt bé tựa vào vai mẹ và vỗ lưng cho bé.
  • Đặt bé ngồi hoặc nằm sấp trên đùi mẹ rồi xoa lưng cho bé.

– Massage bụng cho trẻ: xoa nhẹ nhàng bụng và lưng cho trẻ sau khi ăn.

– Chườm bụng bằng khăn ấm  cho trẻ khi trẻ đang nằm nghỉ ngơi.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ: Cho trẻ ăn ít dầu mỡ, sữa, đổi sữa dễ tiêu hơn cho trẻ, có thể cho trẻ ăn 1 miếng bánh mì khô/ cháo vào bữa ăn tiếp theo.

Cách chữa đầy bụng khó tiêu cho bà bầu

– Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày: Cách này sẽ làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, không khiến dạ dày làm việc cật lực.

Mẹo chữa ợ hơi khi mang thai bằng thực phẩm:

  • Ăn thực phẩm có thể làm giảm tiết dịch vị: trứng, sữa, tinh bột, nước ép củ quả…
  • Hạn chế ăn thực phẩm cứng và khô.
  • Không ăn thực phẩm có tính kích thích.

Chữa đầy bụng cho bà bầu bằng lá trầu không: Chỉ cần giã nhuyễn lá trầu không rồi đắp trực tiếp lên bầu bà bụng khoảng 30 phút, sau đó lau sạch là được.

Sau khi ăn khoảng 2 – 3 giờ, bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 1 tiếng rồi mới đi nằm. Việc đi bộ sẽ giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn.

Giảm ngay các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng… với thuốc đau dạ Yumangel

Nếu các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, chướng bụng do bệnh lý liên quan đến dạ dày gây nên, bạn có thể sử dụng thuốc đau dạ dày chữ Y – Yumangel.

thuốc dạ dày chữ Y

Yumangel sẽ trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm ngay các triệu chứng khó chịu này trong khoảng 10 – 15 phút.

Để được tư vấn thêm về cách giảm các triệu chứng của bệnh lý dạ dày, bạn có thể liên hệ tới hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được giải đáp trực tiếp cùng dược sĩ nhé.

Rate this post
1800 1125